Viêm túi mật là bệnh lý thường gặp nhưng nhiều người dân còn chưa chú ý đến căn bệnh này. Để trả lời cho câu hỏi viêm túi mật có nguy hiểm không trước hết cần hiểu rõ về các biến chứng của bệnh để điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Viêm túi mật nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia gan mật, viêm túi mật là bệnh lý nhiễm trùng ở túi mật, bệnh này khá phổ biến nhưng đa phần người dân còn chủ quan và hay nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Viêm túi mật dù là cấp tính hay mãn tính đều nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng như hoại tử túi mật, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, nhiễm trùng máu

Viêm túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm túi mật cấp tính

Là tình trạng viêm cấp tính ở túi mật gây tắc nghẽn ống túi mật. Nguyên nhân thường gặp là do sỏi túi mật, ngoài ra còn có nguyên nhân khác (thiếu máu, rối loạn vận động, tổn thương trực tiếp hóa chất hoặc do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng…)

Diễn biến của viêm túi mật trải qua 4 giai đoạn chính gồm:

- Sỏi mật bị tống vào cổ túi mật hoặc cọ xát vào thành túi mật làm chèn ép, gây đau vùng thượng vị, hạ sườn phải kèm theo buồn nôn, nôn ói do phản xạ

- Tiếp theo sỏi bị kẹt lại cổ túi mật hoặc ống túi mật, dịch mật không thoát ra được bị ứ lại gây viêm thành túi mật. Người bệnh sẽ cảm thấy liên tục đau quặn vùng thượng vị, dưới sườn phải, cơn đau lan ra sau lưng hoặc lên vai phải. Kèm theo đó là sốt, khám thấy dấu hiệu Murphy (+)

- Giai đoạn tiếp theo túi mật tiếp tục bị tắc nghẽn, vách túi mật luôn căng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc, dấu hiệu nhiễm độc toàn thân, sốt cao

- Túi mật có thể bị thủng sau 48 - 72h bị tắc nghẽn, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường, viêm tắc động mạch thì túi mật có thể bị thủng sớm hơn.

Khi túi mật bị thủng, người bệnh đối mặt với biến chứng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng phúc mạc, thậm chí tử vong nếu không được đáp ứng với điều trị.

 

Viêm túi mật mạn tính

Là hệ quả của nhiều đợt viêm túi mật cấp tái phát nhiều lần. Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính như đau bụng, chậm tiêu, buồn nôn, chán ăn… thường không dữ dội nhưng tái đi tái lại nhiều lần gây không ít khó chịu cho người bệnh.

Viêm túi mật mạn tính còn gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư túi mật, tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều.

Cách điều trị viêm túi mật

Nguyên tắc chung trong điều trị viêm túi mật là phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa trì hoãn tùy theo từng trường hợp cụ thể và thể trạng của người bệnh.

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong những trường hợp viêm túi mật cấp

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong những trường hợp viêm túi mật cấp

 

Điều trị nội khoa

Áp dụng cho những trường hợp viêm cấp (giai đoạn 1,2) hoặc viêm mạn nhưng chưa quá nặng.

Người bệnh được chỉ định nhịn ăn, đặt ống thông mũi, dạ dày để tránh kích thích túi mật co bóp. Đồng thời được truyền dịch, dùng thuốc ức chế giao cảm, thuốc kháng tiết để giảm triệu chứng, giảm đau, hạn chế hoạt động của túi mật. Khi bệnh nhân hết đau có thể sắp xếp mổ theo chương trình.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này thường áp dụng với người bệnh viêm túi mật cấp ở giai đoạn nặng (giai đoạn 3, 4) kèm theo sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm khuẩn. Có 2 phương pháp thường được áp dụng hiện nay gồm:

- Cắt túi mật nội soi: Thường được áp dụng phổ biến hiện nay, rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đau sau mổ, an toàn.

- Mổ hở cắt túi mật: Áp dụng trong những trường hợp mổ nội soi không hiệu quả hoặc có dị dạng đường mật, không thể tiến hành mổ nội soi.

- Dẫn lưu túi mật, sau đó mổ theo chương trình áp dụng cho những bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe suy kiệt hoặc có bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, lao phổi.

Giải pháp ngăn ngừa viêm túi mật

Viêm túi mật hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu áp dụng đúng cách. Đặc biệt, với những người đã mắc sỏi mật thì càng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh sỏi gây biến chứng.

Chế độ ăn hợp lý cần lưu ý đến:

- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như đồ chiên rán, phủ tạng động vật.

- Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột tinh chế

- Nên chọn thức ăn tươi. Bổ sung rau xanh, củ quả tươi giàu chất xơ, đạm thực vật từ đậu đỗ… vừa hỗ trợ tiêu hóa, vừa cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết cho người viêm túi mật

Chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết cho người viêm túi mật

Ngoài ra, sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược như Tpbvsk Kim Đởm Khang cũng là cách hiệu quả giúp phòng ngừa viêm túi mật. Với 8 thành phần thảo dược Uất kim, chi tử, nhân trần, chỉ xác, kim tiền thảo, diệp hạ châu, hoàng bá, sài hồ cho tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp giảm đau bụng, đầy trướng, khó tiêu; bài sỏi và phòng biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật do sỏi gây ra.

Vậy viêm túi mật có nguy hiểm không, điều dĩ nhiên ai cũng biết là nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có hiểu biết về căn bệnh, từ đó áp dụng đúng cách để điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Tham khảo:

http://bvtrungvuong.vn/LinkClick.aspx?fileticket=ocphmtoOWNg%3D&tabid=74

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật