Sỏi ống mật chủ là một căn bệnh không mới, thậm chí khá phổ biến ở nước ta nhưng thực tế nhiều người còn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi ống mật chủ.

Nắm vững thông tin về sỏi ống mật chủ giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị

Nắm vững thông tin về sỏi ống mật chủ giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị

Sỏi ống mật chủ là gì?

Sỏi ống mật chủsỏi mật trong ống mật chủ (đường dẫn mật chính nối từ ống gan chung xuống tá tràng). Cùng với sỏi gan, sỏi trong ống mật chủ cũng được xếp vào nhóm sỏi đường mật (sỏi ống mật).

Ống mật chủ là ống dẫn dịch mật trực tiếp từ gan xuống tá tràng để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Khi có sỏi trong ống mật chủ, người bệnh sẽ bị khó tiêu, đầy trướng. Thậm chí, nếu kích thước sỏi lớn sẽ gây tắc đường mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật

Thành phần của sỏi ống mật chủ có thể là cholesterol hoặc bilirubin (thành phần của dịch mật) nhưng phổ biến nhất là hỗn hợp cả hai loại này.

 

Nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ

Có 3 nguyên nhân sỏi ống mật chủ hình thành như sau:

- Rối loạn chức năng gan: Gan là nơi sản xuất dịch mật. Khi chức năng gan bị rối loạn có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng thành phần cholesterol và bilirubin trong dịch mật và gây ra bệnh sỏi ống mật chủ.

- Giảm vận động đường mật: Dịch mật ứ trệ lâu ngày có thể tích tụ tạo thành sỏi ống mật chủ.

- Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Sau khi di chuyển ngược từ ruột non lên ống mật, xác giun sán để lại lâu ngày có thể trở thành nhân sỏi.

Vì thế, muốn xử trí sỏi ống mật chủ một cách triệt để, cần có một giải pháp tác động toàn diện trên 3 nguyên nhân này.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo có khả năng tác động toàn diện trên các nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0981 238 218 để được tư vấn cụ thể về giải pháp tan sỏi không phẫu thuật này.

ĐT-218.jpg

Triệu chứng sỏi ống mật chủ

Người bệnh thường gặp phải 3 triệu chứng điển hình (tam chứng Charcot) lặp đi lặp lại nhiều lần khi đường mật bị tắc nghẽn bao gồm: 

  • Đau hạ sườn phải: Các cơn đau hạ sườn phải trong sỏi ống mật chủ thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và kéo dài. Nguyên nhân là do sỏi di chuyển gây đau hoặc đau do căng giãn, tăng áp lực đường mật. Trường hợp cơn đau kéo dài nhiều giờ với mức độ tăng nặng thì có thể sỏi ống mật chủ đã gây biến chứng. Người bệnh nên nhanh chóng nhập viện để tránh rủi ro cho sức khỏe.
  • Sốt: Dịch mật ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gây sốt cao 39 – 40°C, run lạnh, vã mồ hôi. Triệu chứng sốt lạnh run trong sỏi ống mật chủ thường xuất hiện sau 2 – 3h xảy ra các cơn đau quặn.
  • Vàng da: Tỉ lệ vàng da sỏi ống mật chủ khá cao khi sỏi đã gây biến chứng. Đây cũng là triệu chứng xảy ra muộn nhất, sau 24 – 48h kể từ khi xuất hiện đau hạ sườn phải và sốt. Nguyên nhân là do dịch mật bị tắc nghẽn và ứ đọng ở gan, bilirubin tăng cao trong máu gây vàng da, vàng niêm mạc mắt, nước tiểu sẫm màu. Mức độ vàng da nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ tắc mật.

Bệnh sỏi ống mật chủ gây ra những cơn đau hạ sườn, sốt hay vàng da

Bệnh sỏi ống mật chủ gây ra những cơn đau hạ sườn, sốt hay vàng da

Bên cạnh những triệu chứng điển hình kể trên, không ít trường hợp người bệnh còn có các dấu hiệu không điển hình như: Nôn, buồn nôn, ăn uống kém ngon……

Chẩn đoán sỏi ống mật chủ

Hiện nay, siêu âm sỏi ống mật chủ hay nội soi mật tụy ngược dòng đang là giải pháp đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh lý này. Riêng với phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng, bác sĩ sau khi phát hiện sỏi có thể tiến hành trực tiếp gắp sỏi ra ngoài.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán sỏi ống mật chủ khác như chụp cắt lớp, xét nghiệm máu...

Những biến chứng sỏi ống mật chủ cực kì nguy hiểm

Sỏi ống mật chủ có nguy hiểm không là nỗi lo chung của người mắc bệnh này. Trên thực tế, đây là dạng sỏi mật nguy hiểm nhất, rất khó điều trị nhưng lại rất dễ gây biến chứng. Có thể kể đến như:

  • Viêm đường mật: Kích thước sỏi lớn làm tắc nghẽn dịch mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Hiện nay, tình trạng sỏi ống mật chủ biến chứng nhiễm trùng đường mật vô cùng phổ biến, có ở khoảng 70% người bệnh.
  • Chảy máu đường mật: Sỏi di chuyển, cọ xát và làm tổn thương đường mật, gây chảy máu.
  • Viêm mủ đường mật: Nhiễm trùng đường mật lâu ngày tạo nên các ổ mủ, viêm.
  • Áp xe đường mật, áp xe gan
  • Viêm phúc mạc mật: Dịch mật tắc nghẽn kết hợp với nhiễm trùng gây giãn đường mật, dịch mật thấm vào phúc mạc, lan ra ổ bụng gây viêm phúc mạc.
  • Sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.
  • Viêm tụy cấp: Là biến chứng cấp cứu, người bệnh có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Thường gặp khi sỏi đoạn cuối ống mật chủ rơi vào ngã 3 mật tụy, khiến dịch tụy bị tắc nghẽn và quay lại “tiêu hóa” chính tạng này.
  • Hội chứng gan thận: Là biến chứng nặng nề nhất do sỏi ống mật chủ gây ra, nguy cơ tử vong rất cao.

Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện có sỏi. Chủ động điều trị sớm và phòng ngừa biến chứng là hướng đi đúng đắn trong điều trị sỏi ống mật chủ.

Phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ

Phẫu thuật sỏi ống mật chủ khi sỏi gây biến chứng đang là chỉ định phổ biến để điều trị loại sỏi này. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi chưa gây biến chứng, phương pháp điều trị không phẫu thuật kết hợp với thay đổi chế độ ăn, lối sống sẽ được ưu tiên hơn.

Điều trị không phẫu thuật sỏi ống mật chủ

- Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y:

Với bản chất là sỏi hỗn hợp nên thuốc tan sỏi Tây y ít hiệu quả với người bệnh sỏi ống mật chủ. Do đó, gần như bác sĩ không chỉ định loại thuốc này, thay vào đó là kê các thuốc ổn định triệu chứng trước khi phẫu thuật. 

Nếu sỏi gây viêm, nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh. Hầu hết trường hợp bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh liều cao, kết hợp với một số loại kháng sinh đặc trị. Nếu phác đồ kháng sinh phù hợp, người bệnh sẽ nhanh chóng hạ sốt và cần điều trị đúng một lộ trình để tiêu diệt vi khuẩn triệt để.

- Điều trị bằng thảo dược Đông y:

Trường hợp sỏi trong ống mật chủ chưa gây triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi tại nhà kết hợp thay đổi chế độ ăn hoặc tham khảo sử dụng thêm thảo dược Đông y hỗ trợ điều trị. 

Qua thực tế nghiên cứu, nhiều chuyên gia đánh giá việc sử dụng các dược liệu tự nhiên là giải pháp chữa bệnh sỏi ống mật chủ khá hiệu quả và an toàn, hạn chế khả năng sỏi tái phát lại sau điều trị. 

Trong đó, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số dược liệu tự nhiên hỗ trợ tán sỏi hiệu quả như 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Cam thảo, Hoàng bá, Chỉ xác, Sài hồ

Ngoài công dụng làm tan sỏi, bài thuốc này còn giúp giảm đau sỏi ống mật chủ, ngăn biến chứng viêm đường mật cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ sỏi tái phát sau điều trị. Đây cũng là bài thuốc duy nhất từ Đông y đã có nghiên cứu về tác dụng trên người bệnh sỏi ống mật chủ.

Bài thuốc 8 thảo dược quý là cách điều trị sỏi ống mật chủ từ Đông y duy nhất hiện nay đã có nghiên cứu tác dụng

Bài thuốc 8 thảo dược quý là cách điều trị sỏi ống mật chủ từ Đông y duy nhất hiện nay đã có nghiên cứu tác dụng

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP):

Là phương pháp thường quy được áp dụng trong điều trị sỏi ống mật chủ. Ngoài ra, nội soi mật tụy ngược dòng cũng được chỉ định sau khi đã phẫu thuật cắt túi mật với trường hợp người bệnh có cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ.

Bác sĩ dùng 1 ống nội soi nhỏ, đầu có gắn camera, chụp hình đường mật để xác định chính xác vị trí, số lượng, kích thước sỏi. Sau đó, sẽ tiến hành lấy sỏi hoặc tán sỏi. 

Phương pháp này được tiến hành trong 30-60 phút, tỷ lệ thành công lên đến 90%. Tuy nhiên cũng có một số biến chứng bạn có thể gặp như nhiễm trùng đường mật, viêm tụy, chảy máu… nguy hiểm đến tính mạng.

Nội soi mật tụy ngược dòng vừa giúp chẩn đoán, vừa giúp điều trị sỏi ống mật chủ

Nội soi mật tụy ngược dòng vừa giúp chẩn đoán, vừa giúp điều trị sỏi ống mật chủ

- Tán sỏi ống mật chủ:

Tuy có ưu điểm là ít xâm lấn, ít đau nhưng hiện nay phương pháp này ít được chỉ định vì tỷ lệ sót sỏi khá cao. Có đến 95% người bệnh vẫn phải tiếp tục mổ lấy sỏi còn sót. Chưa kể vấn đề chi phí khá đắt đỏ cũng là điều khiến nhiều người bệnh không lựa chọn điều trị bằng cách tán sỏi ống mật chủ.

Điều trị phẫu thuật sỏi ống mật chủ

Mổ lấy sỏi ống mật chủ là giải pháp được chỉ định với những trường hợp không thể thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng. 

Điểm hạn chế của phương pháp này với nội soi mật tụy ngược dòng là tình trạng sỏi ống mật chủ tái phát trong thời gian ngắn sau điều trị. Thống kê cho thấy có đến 50% người bệnh tái phát sỏi và phải tái phẫu thuật chỉ sau 3-5 năm điều trị bằng Tây y.  

Ngoài ra, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau mổ sỏi ống mật chủ khác như chảy máu, nhiễm trùng máu, viêm đường mật, rò rỉ dịch mật… Tuy nhiên, hiện các biến chứng này đang được kiểm soát tốt với tỷ lệ gặp phải chỉ dưới 1%.

Hiện nay có 2 phương pháp mổ sỏi ống mật chủ chính:

- Mổ nội soi lấy sỏi ống mật chủ:

Nội soi sỏi ống mật chủ là một trong những phẫu thuật kinh điển được áp dụng trong điều trị nhằm mục đích lấy hết sỏi, tái lưu thông dịch mật. 

Kỹ thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ như sau: 

+ Sau khi đặt một ống nội soi ở ngay dưới rốn và bơm CO2 vào ổ bụng, bác sĩ sẽ đưa camera vào quan sát ổ bụng. 

+ Đưa 3 ống nội soi tiếp theo vào vị trí dưới mũi xương ức, dưới hạ sườn phải và dưới hạ sườn trái.

+ Tiến hành các thao tác để bộc lộ hoàn toàn rồi dùng dụng cụ phù hợp đê xẻ ống mật chủ.

+ Dùng dụng cụ gắp sỏi qua ống nội soi ở dưới mũi xương ức hoặc với sỏi nhỏ sẽ được bơm rửa xuống tá tràng.

+ Khâu ống mật chủ, đặt dẫn lưu qua ống nội soi dưới hạ sườn để hút rửa sạch.

+ Khâu lại các lỗ nội soi bằng chỉ tự tiêu.

Phương pháp mổ nội soi sỏi ống mật chủ khá tối ưu, lấy được sạch sỏi, ít chảy máu, tuy nhiên đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và phẫu thuật viên có trình độ, kinh nghiệm tốt mới có thể tiến hành một cách an toàn, hiệu quả.

- Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ hở):

Được chỉ định trong trường hợp cấp cứu (có biến chứng mật thấm phúc mạc, viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng…), người không thể thực hiện mở ống mật chủ lấy sỏi qua nội soi hoặc mổ có kế hoạch ở bệnh nhân có sỏi mật nhưng chưa có biến chứng.

Phẫu thuật sỏi ống mật chủ thường tiến hành sau khi điều trị ổn định bằng nội khoa

Phẫu thuật sỏi ống mật chủ thường tiến hành sau khi điều trị ổn định bằng nội khoa

Sau điều trị, sỏi ống mật chủ có tái phát không?

Thật buồn rằng sỏi ống mật chủ vẫn có nguy cơ tái phát sau điều trị. Bởi phẫu thuật chỉ là giải pháp tình thế giúp giải quyết sỏi chứ không tác động được đến nguyên nhân gây sỏi. Vì thế nên khi loại bỏ viên sỏi này thì sỏi mới lại tiếp tục âm thầm hình thành.

Chế độ ăn uống khi mắc sỏi ống mật chủ

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ, trong đó một phần liên quan đến chế độ ăn uống. Ăn ít chất xơ, nhiều cholesterol, chất béo là chế độ ăn tồi tệ đối với bệnh sỏi mật, đặc biệt sỏi ống mật chủ vì nó làm gia tăng đáng kể các cơn đau do sỏi. Bởi vậy, chế độ ăn uống lành mạnh là thành phần không thể thiếu trong chế độ chăm sóc bệnh nhân sỏi ống mật chủ để duy trì một thể trọng hợp lý và có lợi cho sức khỏe gan mật.

Người bệnh sỏi ống mật chủ kiêng ăn gì?

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol (một trong những nguyên nhân hình thành sỏi mật). 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, thuốc lào

Người bệnh sỏi ống mật chủ nên ăn gì?

  • Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đủ bữa. Đặc biệt không nhịn ăn sáng để mật được tiết ra liên tục, không gây lắng đọng tạo thành sỏi.
  • Tăng cường rau xanh, quả tươi, chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng ngừa táo bón.
  • Ăn chín uống sôi và định kì tẩy giun 6 tháng một lần.

Ăn uống khoa học cũng là cách giảm bệnh sỏi ống mật chủ

Ăn uống khoa học cũng là cách giảm bệnh sỏi ống mật chủ

Phòng bệnh sỏi ống mật chủ

Để phòng bệnh sỏi ống mật chủ, tốt nhất sau khi điều trị thành công, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn khoa học như khi đang có sỏi, kết hợp với tập thể dục điều độ cũng như dùng thêm bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Nghiên cứu cho thấy bài thuốc 8 thảo dược kể trên không chỉ giúp bào mòn sỏi mà còn phòng ngừa sỏi xuất hiện hiệu quả. Tác dụng này cũng đã được nhiều người kiểm chứng và chuyên gia đánh giá cao.

Sỏi ống mật chủ là bệnh lý phổ biến nhưng khá nguy hiểm. Những biến chứng do bệnh gây ra thường là biến chứng cấp cứu, có thể để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có lựa chọn điều trị đúng đắn nhất, phù hợp với tình trạng bản thân, tránh được những biến chứng do sỏi ống mật chủ gây ra.


Theo nguồn: benhvien103.vn, hoanmydanang.com, yhqs.vn

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật