Khi mắc các bệnh về mật như sỏi túi mật, sỏi bùn mật, sỏi gan, viêm túi mật, polyp túi mật, nhiều người băn khoăn lo lắng vì không có chỉ định điều trị mà chỉ về nhà theo dõi. Tuy nhiên, những bệnh lý này có thể cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng các loại thảo dược Đông y. Mời các bạn xem những chia sẻ cụ thể của TS. BS Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9 - Viện Y học cổ truyền Quân đội trong bài viết này.

TS. BS Vũ Thị Khánh Vân trong buổi phỏng vấn cùng MC Kim Chi

TS. BS Vũ Thị Khánh Vân trong buổi phỏng vấn cùng MC Kim Chi

Thưa bác sĩ theo tôi được biết sỏi túi mật là loại sỏi phổ biến nhất, vậy điều trị sỏi túi mật có khó khăn không? Khả năng loại bỏ được sỏi túi mật bằng đông y thì có cao không ạ?

Có thể nói sỏi túi mật là loại sỏi rất hay gặp và việc điều trị cũng rất khó khăn do các lý do sau: Thứ nhất, 80% trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng, nếu có thì rất nhẹ nhàng, không có gì đặc biệt để có thể phát hiện. Cho nên phần lớn người bệnh phát hiện ra sỏi túi mật khi đi khám sức khỏe tổng thể, nhiều khi phát hiện ra thì sỏi đã rất to rồi nên sẽ khó khăn khi điều trị. Thứ hai, sỏi túi mật thường ở đáy túi mật nên để đẩy được sỏi lên cũng rất là khó.

Đối với Tây y, phần lớn các trường hợp chỉ là theo dõi, khi nào sỏi túi mật gây ra các triệu chứng rầm rộ như đau quặn bụng, sốt, vàng da thì mới điều trị thậm chí là phải cắt túi mật. Đối với y học cổ truyền thì không như vậy, các thảo dược sử dụng trong các bệnh lý sỏi mật rất an toàn, có tác dụng sơ can, giải uất, tăng kích thích co bóp túi mật để làm nhỏ sỏi, tống sỏi ra khỏi túi mật, ngoài ra còn giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm, phòng ngừa viêm túi mật. Các vị thuốc thường dùng như uất kim, diệp hạ châu, kim tiền thảo, hoàng bá.. Đây là điểm ưu việt của y học cổ truyền trong điều trị bệnh sỏi túi mật.

Thưa bác sĩ, sỏi trong túi mật có trường hợp sỏi ở dạng sỏi viên, nhưng cũng có trường hợp sỏi bùn. Vậy sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không? BS có thể cho biết lợi thế của đông y trong việc điều trị sỏi bùn là như thế nào được không ạ?

Có thể nói sỏi nào cũng nguy hiểm, chỉ là nguy hiểm ít hay nhiều thôi, sỏi bùn hay sỏi viên đều vậy. Sỏi bùn mới chỉ có mảng nhỏ thì chưa gây đau, gây viêm nhiều nên ít nguy hiểm. Nhưng khi sỏi bùn tạo thành đám lớn thì rất gây viêm túi mật thậm chí làm tắc cổ túi mật, rơi xuống đường mật gây tắc ống dẫn mật.

Đối với sỏi bùn, y học cổ truyền có nhiều lợi thế, giúp tăng co bóp túi mật, giãn các cơ trơn, tăng tiết dịch mật giúp đẩy sỏi bùn lên và đưa từ từ ra ngoài. Thuốc đông y không phải uống 3 - 5 ngày là có tác dụng ngay mà phải uống rất lâu. Một số vị thuốc làm tăng chức năng gan, cân bằng các thành phần trong dịch mật, tránh lắng đọng tạo thành bùn mật như nhân trần, diệp hạ châu. Các vị thuốc mang tính chất thanh nhiệt giải độc như hoàng bá. Đó là lợi thế của y học cổ truyền khi sỏi bùn còn nhỏ và không có triệu chứng thì y học hiện đại vẫn chưa can thiệp điều trị. Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược đó hoặc sử dụng các sản phẩm có công thức chứa các thảo dược quý như vậy mà đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả.

Viêm túi mật là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Viêm túi mật là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Thưa bác sĩ sỏi túi mật hay gây ra viêm túi mật mãn tính, vậy có cách nào để hạn chế viêm túi mật mãn tính? Trong đông y có vị thảo dược nào có thể giúp giảm hiện tượng viêm túi mật mãn tính không, thưa BS?

Một trong các biến chứng của sỏi túi mật là viêm túi mật, có 2 loại là viêm túi mật cấp tính và mãn tính. Viêm túi mật cấp tính gây ra cơn đau dữ dội, sốt, vàng da, người bệnh cần tới bệnh viện cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm túi mật mãn tính thì người bệnh có thể sử dụng các vị thuốc nam có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Thanh nhiệt là các vị thuốc kháng sinh thực vật có tác dụng chống lại các vi khuẩn, hạn chế quá trình viêm như nhân trần, kim tiền thảo, diệp hạ châu, uất kim… Các vị thuốc này có chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng chống lại quá trình viêm đó, trung hòa các gốc tự do và bảo vệ các tế bào của túi mật, giúp túi mật dễ liền và tăng cường sức đề kháng. Quan niệm của y học cổ truyền là nhân - cường - tật - nhược, sức đề kháng của chúng ta khỏe lên thì có thể tự động chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó có các vị thuốc như kim tiền thảo đã được nghiên cứu có tác dụng lợi mật, làm nhỏ sỏi, giãn cơ oddi giúp bài sỏi mật. Đấy chính là sở trường của y học cổ truyền, chúng ta dùng lâu và kéo dài thì không có tác dụng phụ gì, thậm chí còn tăng cường sức đề kháng, giúp cho tiêu hóa tốt, tỳ vị tốt, hạn chế được viêm túi mật mãn kéo dài và không tái phát nữa.

Thưa bác sĩ, tôi thấy nhiều người bệnh sỏi gan đã phẫu thuật nhiều lần nhưng siêu âm vẫn còn sỏi. Vậy bác sĩ có thể cho biết về những khó khăn trong việc điều trị sỏi gan và khả năng điều trị sỏi gan bằng các bài thuốc đông y thì như thế nào ạ?

Sỏi trong gan có thể nói là một dạng của sỏi đường mật nhưng loại điều trị khó khăn nhất. Sỏi gan chỉ cần kích thước nhỏ đã có thể gây triệu chứng đau, khó chịu rồi. Sỏi rải rác ở khắp nơi, đường mật trong gan thì nhỏ, khó có thể đưa dụng cụ vào để lấy sỏi, tỷ lệ sót sỏi sau mổ có thể lên đến 40 - 50%. Bên cạnh đó, sỏi trong gan là sỏi bilirubin gây ra bởi tình trạng nhiễm khuẩn đường mật nên rất khó tan và dễ tái phát.

Khi sỏi gan còn bé, người bệnh nên tận dụng phương pháp theo y học cổ truyền. Các thảo dược như Kim tiền thảo có tác dụng bào mòn sỏi. Các kháng sinh thực vật như Diệp hạ châu, Uất kim, Hoàng bá... có tác dụng thanh nhiệt, lợi mật, chống viêm và tăng cường chức năng gan. Chức năng gan tốt sẽ tiết ra dịch mật bình hòa, giúp cân bằng các thành phần trong dịch mật, ngăn lắng đọng bilirubin sinh ra sỏi mật. Giúp gan tốt, lợi mật, ''nước chảy đá mòn'' thì sẽ nhỏ được sỏi và kéo theo vi khuẩn đi ra. Vì thế y học cổ truyền có thể tác động vào sỏi gan ngay từ lúc mới phát hiện ra cho tới khi sỏi gây đau, sốt.

Sử dụng thảo dược giúp mát gan, lợi mật, hỗ trợ bào mòn sỏi mật

Sử dụng thảo dược giúp mát gan, lợi mật, hỗ trợ bào mòn sỏi mật

Ngoài sỏi mật thì polyp túi mật cũng là một bệnh rất thường gặp. Vậy trong đông y có bài thuốc nào có thể ngăn polyp túi mật tiến triển và phòng ngừa biến chứng không, thưa bác sĩ?

Polyp túi mật là dạng u nhú bên trong túi mật, phần lớn là u lành (chiếm 92%), chỉ có 8% là u ác tính. Cho đến bây giờ, y học hiện đại vẫn chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi u nhú này. Nếu kích thước lớn quá hoặc có nhiều polyp quá hoặc có thể mắc kèm với sỏi túi mật hoặc viêm túi mật thì khi đó cần phải cắt túi mật.

Trong Y học cổ truyền có những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, tăng cường co bóp túi mật, hạn chế việc polyp to dần lên. Đặc biệt là uất kim, có vai trò chống oxy hoá giúp làm chậm sự phát triển của khối u. Thứ hai là có tác dụng kích thích đường tiêu hoá, giúp cho việc tiêu hoá tốt lên và tăng cường sức đề kháng. Trên thế giới hiện nay cũng đang tiến hành điều trị ung thư bằng biện pháp tăng cường miễn dịch. Theo nghiên cứu, hoạt chất curcumin trong uất kim có tác dụng ức chế sự tân tạo (làm mới) mạch máu, ngăn chặn nguồn nuôi dưỡng khối u khiến khối u không phát triển to lên hoặc ngày càng nhỏ đi. Do vậy, phương pháp Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả tốt cho điều trị bệnh polyp túi mật.

Thưa bác sĩ nhiều người bệnh sỏi mật tin rằng, quả sung có hiệu quả trong việc bào mòn và bài sỏi mật. Vậy theo kinh nghiệm nhiều năm của bác sĩ thì bác sĩ đã từng sử dụng quả sung để điều trị bệnh sỏi mật hay chưa và loại quả này có hiệu quả hay không ạ?

Làm về y học cổ truyền nhiều năm, trong y văn tôi không thấy có bài thuốc nào về quả sung chữa sỏi mật cả và cũng chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của quả sung đối với bệnh sỏi mật. Vì vậy, tôi không áp dụng phương pháp này. Có lẽ đây chỉ là kinh nghiệm dân gian ở một vùng quê nào đó.

Thực hư về hiệu quả chữa sỏi mật bằng quả sung

Thực hư về hiệu quả chữa sỏi mật bằng quả sung

Thưa bác sĩ nhiều người mong muốn là sử dụng rau củ quả như quả dứa, quả đu đủ xanh, rau dền gai, rau ngổ, dầu oliu làm tan sỏi mật thì theo Bác sĩ là các thực phẩm này có làm tan sỏi mật được không?

Các thực phẩm như quả dứa, đu đủ, rau dền gai, dầu oliu, rau ngổ đều có tính bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe và có tác dụng là làm mát, nhuận tràng. Một trong các yếu tố liên quan đến điều trị sỏi mật đó là tác dụng nhuận tràng, giảm áp lực phần dưới đại tràng, giúp cho dịch mật ở trên ống mật đưa xuống tá tràng tốt hơn. Quan niệm y học cổ truyền người ta gọi thực dược đồng nguyên, thực phẩm và dược phẩm có cùng nguồn gốc. Tuy nhiên các thực phẩm này có tác dụng đến đâu, kháng khuẩn đến đâu, làm nhỏ sỏi ra sao thì đến bây giờ chưa có đề tài nào đánh giá.

Cảm ơn TS. Bs Vũ Thị Khánh Vân đã nhận lời tham gia phỏng vấn và giải đáp cụ thể cho người bệnh được biết về cách điều trị các bệnh về mật bằng phương pháp y học cổ truyền.

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật