Sau phẫu thuật cắt túi mật, nhiều người bệnh thường cảm thấy sức khỏe suy yếu và gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì thế, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để giúp người bệnh chóng hồi phục sức khỏe và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra sau ca mổ.

Khi nào cần phẫu thuật cắt túi mật?

Cắt túi mật là phẫu thuật nhằm loại bỏ túi mật ra khỏi cơ thể, nó thường được áp dụng trong điều trị các bệnh như: 

- Sỏi túi mật có triệu chứng (đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu thường xuyên), gây ứ tắc mật.

- Sỏi có kích thước lớn trên 2.5cm hoặc trong túi có quá nhiều sỏi (chiếm 2/3 diện tích túi mật).

- Viêm túi mật cấp tính do sỏi hoặc viêm túi mật mãn tính gây biến chứng.

- Vôi hóa túi mật (túi mật sứ), thành dày, túi mật mất chức năng.

- Polyp túi mật có nguy cơ ác tính (kích thước > 10mm, phát triển nhanh, gây triệu chứng)

Phẫu thuật cắt túi mật thường được tiến hành bằng 2 phương pháp như phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mổ hở, trong đó phẫu thuật nội soi được tiến hành phổ biến hơn do có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh, ít biến chứng, ít chảy máu…

Khi được chỉ định mổ cắt túi mật người bệnh cần chuẩn bị kỹ càng cả về tâm lý và sức khỏe để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ; có chế độ ăn uống - nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ. 

Người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe, tâm lý trước khi mổ cắt túi mật

Hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ cắt túi mật

Ngay sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi quá trình hồi phục. Lúc này, nhân viên y tế sẽ có trách nhiệm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bạn (nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt…) để biết xem sau mổ sức khỏe của bạn thế nào, có vấn đề gì bất thường không để kịp thời xử trí. 

Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi các dấu hiệu biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, rò rỉ mật. Thời điểm này, người bệnh cần chú ý đến các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, nôn, sốt… để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị.

Sau phẫu thuật, bạn có thể được về nhà sau 2 - 3 ngày nằm viện. Trong tuần đầu tiên, hầu hết người bệnh vẫn thấy bị đau nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện dần trong 2 - 3 tuần tiếp theo.

Chế độ ăn uống sau mổ cắt túi mật

Sau cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo bị giảm. Người bệnh dễ bị đầy trướng bụng, khó tiêu khi ăn thức ăn có dầu mỡ, dễ bị tiêu chảy hoặc trào ngược dịch mật gây viêm dạ dày. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng để làm giảm thiểu tất cả những khó chịu này.

Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau khi cắt túi mật, trước hết hãy bắt đầu bằng cách lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tiêu hóa như chứa ít cholesterol, giàu chất xơ hòa tan và không sinh hơi. 

Sau mổ cắt túi mật người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý để tránh khó tiêu, đau bụng

Trong vài ngày đầu sau mổ cắt túi mật chỉ nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu  như cháo, súp, nước ép từ trái cây ít ngọt và nước lọc hoặc một chút rau xanh. Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ để đảm bảo có đủ dịch mật tiêu hóa thức ăn.

- Chất béo: Tránh chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol vừa gây khó tiêu, lại làm tăng áp lực lên hệ thống gan mật. Các loại sữa béo hoặc sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ sữa, sữa nguyên kem, sữa đặc… cũng cần tránh vì chúng sẽ khiến bạn bị đau bụng, đầy trướng. Nếu có uống sữa, hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành. Lựa chọn chất béo thay thế là nguồn chất béo tốt, chưa no từ thực vật như dầu oliu, quả bơ, dầu cải, dầu hướng dương.

- Chất đạm: Nguồn đạm từ thực phẩm rất phong phú nhưng với những người đã cắt bỏ túi mật trong thời gian đầu sau mổ cần tránh những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo vì chúng chứa nhiều cholesterol. Thay vào đó nên chọn thịt trắng như thịt gà bỏ da, cá, đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành. Trong giai đoạn hồi phục, người bệnh cần ăn tăng chất đạm để bù lại nguồn năng lượng bị giảm do hạn chế chất béo. 

- Chất xơ: Chất xơ rất cần thiết để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường trở lại, đồng thời chúng cũng giúp hạn chế sự kích ứng của axit mật lên niêm mạc đường ruột. Tuy nhiên cần bổ sung từ từ, không ăn quá nhiều trong thời gian đầu vì có thể gây trướng bụng, sinh hơi.

Không sử dụng cà phê, chất kích thích hay đồ chiên xào hoặc gia vị cay như ớt, tỏi, muối tiêu vì chúng có thể khiến bạn đau bụng hoặc làm trầm trọng tình trạng táo bón. 

Cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật cắt túi mật

Chú ý cách vệ sinh vết mổ đúng cách sau phẫu thuật

- Không để dính nước vào vết mổ (đặc biệt trong 2 ngày đầu sau mổ). Bạn vẫn có thể tắm hoặc vệ sinh cá nhân nhưng cần giữ cho vết mổ sạch và khô. Không tự ý bôi thuốc mỡ hoặc bất kỳ thứ gì khác lên vết mổ khi chưa lành.

- Lưu ý cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trách khi thay băng, gạc tại vết mổ. Không sờ, chạm tay nhiều vào vết mổ. 

- Nếu vết mổ có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ… thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý. 

Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh việc chăm sóc đúng cách thì sử dụng 8 thảo dược truyền thống như Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác cũng là giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng sau cắt túi mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn. 

Thực tế, việc phẫu thuật dù là lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh và phẫu thuật cắt túi mật cũng vậy. Bởi thế, cách chăm sóc sau mổ cắt túi mật lại càng quan trọng để giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, hạn chế biến chứng sau mổ. 

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật