Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật khi bạn mắc phải các bệnh túi mật như: sỏi mật, viêm, teo túi mật, túi mật vôi hóa hoặc polyp túi mật nghi ngờ ác tính. Trong đó, sỏi túi mật là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải cắt túi mật.

Hai phương pháp phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật được xem là tương đối an toàn, được thực hiện bằng 2 phương pháp là phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở. Trong đó phẫu thuật cắt túi mật nội soi được thực hiện phổ biến hơn do ít biến chứng hơn, an toàn hơn và ít xâm lấn hơn so với mổ hở.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, với những vết mổ nhỏ khoảng 1,2cm trên ổ bụng. Khí CO2 sẽ được bơm vào ổ bụng để mở rộng vùng thực hiện phẫu thuật để các bác sĩ dễ dàng thao tác. Bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn các dụng cụ phẫu thuật qua những vết mổ này vào ổ bụng để thực hiện thao tác. Sau khi túi mật được cắt và đưa ra ngoài cơ thể, vết mổ sẽ được khâu lại.

Thời gian thực hiện phẫu thuật mất khoảng từ 1-2 giờ. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi sức khỏe. Nếu không có bất thường thì người bệnh sẽ được xuất viện trong ngày hôm sau.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Phẫu thuật mổ hở cắt túi mật

Khoảng 10% trường hợp phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ hở, khi không thực hiện được bằng phương pháp mổ nội soi như:

- Người mắc dị tật đường mật, túi mật

- Người bệnh đã trải qua nhiều lần phẫu thuật vùng bụng

- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

- Nhiễm trùng túi mật hoặc đường mật nặng, viêm phúc mạc, xơ gan.

Bác sĩ sẽ rạch một vết dài khoảng 10-15cm dưới xương sườn bên phải hoặc ở giữa phần trên của bụng để lộ gan và túi mật. Sau đó, cắt bỏ túi mật và khâu vết mổ lại. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nằm viện 3-5 ngày để theo dõi.

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Túi mật không phải là cơ quan thiết yếu trong cơ thể nên bạn hoàn toàn có thể sống bình thường nếu không có túi mật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt túi mật người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

- Vết mổ sưng, đau: điều này sẽ cải thiện dần dần trong một vài ngày, một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu.

- Cảm thấy mệt mỏi: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi sau phẫu thuật, điều này là do cơ thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật.

- Đau bụng và vùng vai: đây có thể là kết quả của việc còn một lượng khí được sử dụng trong phẫu thuật nội soi. Tình trạng này sẽ cải thiện sau thời gian vài ngày.

- Đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy: có thể kéo dài vài tuần do cơ thể chưa thích ứng được với việc không còn túi mật để dự trữ dịch mật. Dịch phật sẽ chảy thẳng từ gan xuống ruột non kể cả khi người bệnh không ăn nhiều chất béo dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc.

Đau bụng, lan sang vai thường xuất hiện sau phẫu thuật cắt túi mật

Đau bụng, lan sang vai thường xuất hiện sau phẫu thuật cắt túi mật

Chuẩn bị trước phẫu thuật túi mật

Trước khi phẫu thuật cắt túi mật các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe của bạn, các xét nghiệm đó bao gồm: Siêu âm bụng, X quang, xét nghiệm máu, đo điện tim,… Đồng thời cần lưu ý những điều sau:

- Tạm ngưng tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc sản phẩm hỗ trợ nào khác trước phẫu thuật. Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

- 1 ngày trước phẫu thuật chỉ nên ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu, không nên ăn thực phẩm dạng rắn.

- Vào đêm trước phẫu thuật nên tắm rửa và vệ sinh thân thể sạch sẽ và đi ngủ sớm. Không ăn bất cứ thứ gì sau 12h đêm trước ngày phẫu thuật.

- 2h trước phẫu thuật không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, kể cả uống nước.

Hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật cắt túi mật

Sau phẫu thuật cắt túi mật để hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng bạn cần lưu ý đến một số lời khuyên sau:

- Chăm sóc vết mổ: Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào vùng da xung quanh vết mổ. Thay băng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh mặc quần áo quá chật hẹp có thể chà xát vào vết mổ.

- Chế độ ăn uống: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước do tiêu chảy. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh những thực phẩm giàu chất béo, ăn những thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.

Ăn nhiều rau củ quả tốt cho bệnh sỏi mật

Ăn nhiều rau củ quả tốt cho bệnh sỏi mật

- Vận động: Trong thời gian từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật tránh làm việc nặng hoặc mang vác vật nặng. Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành huyết khối.

- Phòng ngừa sỏi tái phát bằng thảo dược: Sau cắt túi mật, sỏi vẫn có nguy cơ tái phát ở đường dẫn mật trong gan hoặc ống mật chủ. Vì vậy bạn nên tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giúp tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật từ đó giảm nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật.

- Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm: Cần nhanh chóng nhập viện nếu có những dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, sốt cao trên 38 độ C, nôn ói kéo dài, có dấu hiệu nhiễm trùng (vết mổ sưng tấy, mưng mủ, mẩn đỏ), bí tiểu trong thời gian 2 – 3 ngày sau phẫu thuật...

Phẫu thuật cắt túi mật mặc dù thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhưng để an toàn và tránh biến chứng, bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý rằng sỏi vẫn có nguy cơ tái phát, vì vậy cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao sức khỏe.

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/Conditions/Laparoscopiccholecystectomy/Pages/Recoverypage.aspx

https://www.mskcc.org/cancer-care/patient-education/about-your-gallbladder-removal-surgery

https://www.healthline.com/health/gallbladder-removal-open#7

-----------------------------

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật