Chào bạn,
Sỏi mật là tình trạng tích tụ các chất có trong dịch mật thành một khối rắn chắc, trong đó thành phần chủ yếu là cholesterol. Vì thế một chế độ ăn, uống nhiều chất béo và cholesterol cũng góp phần hình thành sỏi túi mật.
Người bị sỏi mật có được uống sữa không?
Khi bị sỏi mật, bạn vẫn có thể uống sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần lựa chọn các loại sữa ít béo như: sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành và các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, sữa từ gạo...
Bạn nên đọc thành phần chất béo trên nhãn hộp trước khi sử dụng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn có thể sử dụng nguồn thực phẩm chứa 0 - 5g chất béo để đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng sữa có hàm lượng chất béo cao hoặc các chế phẩm từ sữa béo như pho mát, kem có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng, đầy trướng và tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
Mỗi ngày, ngoài chế độ ăn bình thường, bạn có thể bổ sung khoảng 250 - 500ml sữa, tương đương với 1 - 2 cốc. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn ăn uống tốt, không đau ốm gì, chỉ nên uống khoảng 1 cốc sữa mỗi ngày ở bữa sáng hoặc trong các bữa phụ. Tránh uống sữa vào gần lúc đi ngủ vì có thể khiến đầy bụng, khó tiêu và dễ gây tăng cân.
Lời khuyên giúp cải thiện tình trạng chán ăn và hỗ trợ bào mòn sỏi mật
Mặc dù hiện nay bạn vẫn chưa phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật, nhưng qua triệu chứng bạn mô tả, sỏi có thể đã gây viêm mãn tính túi mật/đường mật và gây ứ trệ dịch mật. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến sỏi tăng nhanh về kích thước, cũng như làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn gây viêm đường mật cấp tính. Do đó, ngoài việc bổ sung thêm sữa, bạn cũng nên bổ sung thêm chất xơ và vitamin có trong rau xanh và các loại trái cây để hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm hấp thu cholesterol; sử dụng các thực phẩm chứa chất đạm dễ tiêu như cá, thịt da cầm, đậu phụ…
Để tăng khả năng bào mòn và cải thiện các triệu chứng do sỏi mật gây ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ 8 loại thảo dược quý, bao gồm Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Chúng giúp tăng cường chức năng gan, tăng tiết dịch mật, tăng co bóp đường mật, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cải thiện được tình trạng đau bụng đồng thời hỗ trợ làm mòn và bài sỏi mật hiệu quả.
Chắc hẳn những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bị sỏi mật có uống được sữa không?” và có một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với người sỏi mật.
Chúc bạn sức khỏe!