Chào bạn
Khi phát hiện bị vôi hóa túi mật, người bệnh cần được điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngăn nguy cơ ung thư túi mật.
Vôi hóa túi mật là gì?
Vôi hóa túi mật là tình trạng đóng vôi trong các lớp của thành túi mật. Túi mật của bạn sẽ trở nên dày, cứng, mất dần khả năng co bóp và tổng đẩy dịch mật. 90% các trường hợp vôi hóa túi mật có nguyên nhân do sỏi mật.
Sỏi mật di chuyển cọ xát vào thành túi mật, gây tắc nghẽn dịch mật, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ và lây nhiễm cho toàn bộ túi mật, cuối cùng dẫn tới tình trạng viêm túi mật mạn tính. Theo thời gian, thành và niêm mạc túi mật bị dày lên, cứng lại và có màu phớt xanh do bị vôi hóa.
Sự nguy hiểm của vôi hóa túi mật
Vôi hóa túi mật có mối liên quan cao tới ung thư túi mật. Có đến 30% số bệnh nhân khi được chẩn đoán túi mật sứ đã phát hiện ung thư túi mật, 70% còn lại có nguy cơ cao bị ung thư túi mật so với người bình thường. Bởi vậy, khi phát hiện có vôi hóa, bạn nên sớm phẫu thuật cắt bỏ túi mật để tránh nguy cơ ung thư.
Sau phẫu thuật, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải… do không còn túi mật. Đồng thời có nguy cơ bị tái phát sỏi trở lại ở những vị trí khác trong đường mật.
Vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, có thể kết hợp sử dụng các thảo dược giúp bảo vệ túi mật, ngăn ngừa sỏi tái phát như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác… để tăng hiệu quả.
Vôi hóa túi mật do sỏi có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể sống khỏe, ngăn ngừa được sỏi mật tái phát.
Nếu còn điều gì băn khoăn về bệnh vôi hóa túi mật và sỏi mật, bạn có thể liên hệ theo số điện thoại 0981.238.218 để được chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe