Nếu chủ quan không điều trị sớm, sỏi túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng với biểu hiện như đau hạ sườn phải, đầy trướng, nôn, sốt… Hiểu rõ về bệnh sỏi túi mật và cách điều trị giúp người bệnh nhanh chóng thoát sỏi, tránh rủi ro cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những cách điều trị sỏi túi mật vượt trội nhất trong bài viết sau.
Tây y và Đông y - Đâu là cách điều trị sỏi túi mật hiệu quả nhất?
Sỏi túi mật có chữa được không?
Nhiều người bệnh vẫn thấy hoang mang khi được chẩn đoán sỏi túi mật nhưng bác sĩ không kê đơn, chỉ dặn về theo dõi và lịch hẹn tái khám. Điều này vô tình khiến họ có suy nghĩ bệnh này không cần chữa có thể tự khỏi hoặc không có cách chữa.
Thực tế, sỏi túi mật hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh không thể tự khỏi nên nếu chủ quan, sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, hoại tử túi mật, nhiễm trùng máu…
Vậy câu hỏi đặt ra là sỏi túi mật điều trị như thế nào?
Hiện nay, có 2 cách điều trị sỏi túi mật chính là phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật cắt túi mật.
Cách điều trị sỏi túi mật không phẫu thuật
Với trường hợp sỏi túi mật chưa gây biến chứng, người bệnh có thể theo dõi tại nhà hoặc được chỉ định điều trị không phẫu thuật kết hợp với chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh.
Các phương pháp điều trị sỏi túi mật không phẫu thuật gồm có sử dụng thuốc tan sỏi Tây y, bài thuốc Đông y hoặc tán sỏi qua da.
Thuốc điều trị sỏi túi mật Tây y
Với những trường hợp sỏi cholesterol kích thước nhỏ hơn 15mm, chức năng túi mật còn tốt, người bệnh có thể được chỉ định dùng các thuốc làm tan sỏi túi mật bao gồm:
- Thuốc có bản chất là acid mật (ursodeoxycholic acid hoặc chenodeoxycholic acid): Giúp làm giảm sự bão hòa cholesterol trong dịch mật bằng cách làm giảm bài tiết cholesterol tại gan và ngăn cholesterol lắng đọng tạo thành sỏi.
- Thuốc tan sỏi từ tinh dầu (Rowachol): Ngoài tác dụng lợi mật, giảm bão hòa cholesterol trong dịch mật, Rowachol còn làm giảm các cơn co thắt ống mật, giảm triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng.
Hai loại thuốc này có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả điều trị sỏi túi mật.
Thuốc điều trị sỏi túi mật bào chế từ tinh dầu Rowachol
Với cách điều trị sỏi túi mật bằng thuốc Tây y, người bệnh phải tuân thủ liệu trình trong thời gian dài (6 tháng đến 2 năm) nhưng khả năng hòa tan được sỏi chỉ khoảng 40 - 70%.
Khi dùng thuốc, người bệnh thường xuyên gặp tác dụng phụ như viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón, viêm loét miệng, ợ hơi… khiến liệu trình gián đoạn. Sau điều trị sỏi túi mật thành công, có đến 50% trường hợp bị tái phát sỏi chỉ trong vòng 5 năm.
Tán sỏi túi mật qua da
Tán sỏi qua da là cách điều trị bệnh sỏi túi mật sử dụng sóng siêu âm hoặc tia laser phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, thậm chí nhỏ như hạt cát. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm rửa vụn sỏi hoặc chờ túi mật co bóp để tống đẩy vụn sỏi theo đường tiêu hóa ra ngoài.
Phương pháp này thường được áp dụng với người bệnh có chức năng co bóp túi mật còn 40% trở lên, túi mật khỏe mạnh, không bị viêm mạn, không xuất hiện các polyp, không bị chia thành nhiều ngăn khác nhau.
Đối với các trường hợp viêm túi mật cấp do sỏi nhưng tuổi cao, người có bệnh toàn thân nặng như hô hấp, tim mạch không mổ được thì tán sỏi qua da cũng là cách chữa trị sỏi túi mật thay thế hữu hiệu.
Đây là phương pháp ít xâm lấn, tương đối an toàn, người bệnh có thể ra viện ngay sau khi thực hiện xong.
Sau khi tán sỏi, bạn vẫn phải dùng thêm các thuốc tan sỏi để tăng hiệu quả điều trị. Trong các phương pháp điều trị sỏi túi mật, tỷ lệ thành công của tán sỏi qua da thấp nhất. Có tới hơn 90% trường hợp sót sỏi, hơn 45% người bệnh bị tái phát sỏi trở lại và phải tiến hành phẫu thuật. Đồng thời, đây cũng không phải cách điều trị sỏi bùn túi mật hiệu quả vì gần như không có tác dụng với dạng sỏi này.
Cách điều trị sỏi túi mật bằng Đông y
Khác với các phương pháp điều trị sỏi túi mật từ Tây y, các bài thuốc từ thảo dược Đông y vẫn được biết đến là những giải pháp an toàn giúp giải quyết sỏi từ căn nguyên gây bệnh.
Nghiên cứu tại bệnh viện 103 cho thấy, sự kết hợp của 8 thảo dược quý bao gồm Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo đem lại tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp bào mòn sỏi túi mật hiệu quả.
Cơ chế tác động toàn diện của 8 thảo dược quý trong điều trị sỏi túi mật
Sử dụng bài thuốc 8 thảo dược quý giúp giảm nhẹ triệu chứng do sỏi túi mật gây ra như đau, đầy trướng, khó tiêu... Bên cạnh đó, sỏi trong túi mật được loại bỏ, không cần phẫu thuật và không lo sỏi tái phát. Vì thế, nhiều chuyên gia đánh giá bài thuốc 8 thảo dược quý là cách chữa sỏi túi mật tại nhà hiệu quả và toàn diện nhất hiện nay.
Bên cạnh bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu, vẫn có nhiều giải pháp được dân gian truyền miệng khá phổ biến như cách chữa sỏi túi mật bằng quả sung, dầu ô liu, chanh, muối, quả đu đủ,...
Mỗi địa phương khác nhau thì công thức của các phương pháp này cũng khác nhau. Quan trọng nhất, vì hiệu quả làm tan sỏi và độ an toàn đều chưa được kiểm chứng nên người bệnh không nên tự ý áp dụng, tránh “tiền mất tật mang”.
Người bệnh sỏi túi mật nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể thao để nâng cao hiệu quả điều trị. Để làm được điều này, trước hết bạn cần biết được sỏi túi mật ăn gì, kiêng gì. Cụ thể, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế thực phẩm giàu chất béo xấu (da và nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt mỡ, lòng đỏ trứng…).
Xem thêm: Sỏi túi mật 17mm có dùng TPCN Kim Đởm Khang được không?
Cách điều trị sỏi túi mật bằng phẫu thuật
Chỉ định mổ cắt túi mật là điều không người bệnh nào mong muốn nhưng đây vẫn đang là cách điều trị bệnh sỏi túi mật hàng đầu trong Tây y.
Trong các trường hợp sau, người bệnh buộc phải chấp nhận mổ hở hoặc mổ nội soi để cắt túi mật:
- Sỏi gây biến chứng viêm túi mật cấp hoặc viêm túi mật tái phát nhiều lần.
- Thành túi mật dày, mất chức năng co bóp (vôi hóa túi mật).
- Sỏi túi mật mắc kèm polyp túi mật.
Nhiều người bệnh thắc mắc rằng sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ. Trên lâm sàng, kích thước sỏi túi mật thường không phải tiêu chí trọng yếu để bác sĩ chỉ định mổ. Trường hợp sỏi lớn chiếm ⅔ túi mật nhưng chưa gây biến chứng thì vẫn có thể trì hoãn cắt túi mật. Ngược lại, sỏi chỉ nhỏ vài mm nhưng thường xuyên gây viêm túi mật, tắc mật… thì nên mổ để phòng rủi ro. Vì thế, tình trạng sỏi đã gây biến chứng hay chưa mới là tiêu chuẩn vàng để bác sĩ đưa ra chỉ định cắt túi mật.
Ngày nay, phẫu thuật nội soi cắt túi mật được áp dụng phổ biến hơn với nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, mức độ xâm lấn tối thiểu, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trong một số trường hợp không thể mổ nội soi như viêm túi mật nặng, nguy cơ vỡ túi mật cao, người đã từng trải qua phẫu thuật vùng bụng hoặc phụ nữ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ... các bác sĩ sẽ thực hiện mổ hở để cắt túi mật.
Sau phẫu thuật cắt túi mật, khoảng 25% người bệnh gặp tác dụng phụ như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày do dịch mật trào ngược… Tùy từng cơ địa, các triệu chứng này có thể hết sau vài tuần hoặc kéo dài đến vài tháng.
Nội soi cắt túi mật là cách chữa trị sỏi túi mật phổ biến hơn mổ hở
Có nhiều cách điều trị sỏi túi mật khác nhau, tùy từng trường hợp (kích thước sỏi, loại sỏi, triệu chứng, mức độ biến chứng…) mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Để tránh rủi ro nguy hiểm, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
Xem thêm: Sỏi túi mật có nguy hiểm không?
Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, nhs.uk, healthline.com