Chào bạn,
Sỏi túi mật nếu kích thước chưa quá lớn, sỏi mật chưa gây triệu chứng thì không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu sỏi quá lớn (chiếm đến 2/3 thể tích túi mật), sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại, dày thành túi mật thì khá nguy hiểm và cần phải được điều trị nhanh chóng.
Mức độ nguy hiểm của sỏi túi mật 7mm
Như trường hợp của bạn mắc sỏi túi mật 7mm là kích thước chưa quá lớn, nếu sỏi chưa gây biến chứng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm chung sống hòa bình với sỏi. Ngược lại nếu sỏi gây đau, viêm túi mật, thành túi mật dày, mất chức năng thì cần sớm phẫu thuật cắt túi mật.
Sỏi mật khi đã hình thành trong túi mật không thể tự tiêu giảm đi mà theo thời gian sỏi có thể tăng thêm kích thước do các thành phần trong dịch mật bám vào viên sỏi ban đầu hình thành nên những viên sỏi lớn hơn và tăng nguy cơ gặp phải biến chứng viêm túi mật, tắc mật, vàng da.
Cần làm gì khi bị sỏi túi mật 7mm?
Trước mắt, bạn cần tới bệnh viện tái khám định kỳ 3-6 tháng/ lần để theo dõi kích thước sỏi. Nếu có điều kiện thì bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Uất kim, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu.... Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do sỏi; tăng cường chức năng gan, từ đó giúp bào mòn và loại bỏ sỏi túi mật.
Ngoài ra, để tránh nguy cơ sỏi tăng kích thước và gây biến chứng bạn cần lưu ý thêm đến chế độ ăn uống hàng ngày: hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, tăng cường chất xơ và vitamin có trong rau củ quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp giải độc gan và tăng lưu thông dịch mật.
Sỏi túi mật 7mm sẽ không nguy hiểm nếu bạn có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược.
Chúc bạn sức khỏe!
-----------------------------