Sỏi mật là một bệnh về tiêu hóa khá phổ biến ngày nay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Chính vì vậy, chúng tôi đã có một buổi trò chuyện với TS. BS. Dương Xuân Nhương - Chủ nhiệm bộ môn Nội tiêu hóa - Học viện Quân Y để có thêm nhiều kiến thức về bệnh sỏi mật như: nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng có thể gặp phải và các phương pháp điều trị hiệu quả.
MC Trần Hằng trong buổi phỏng vấn cùng TS. BS. Dương Xuân Nhương
Bác sĩ có thể chia sẻ cho quý khán giả được biết bệnh sỏi mật là gì, có những loại sỏi mật nào và nguyên nhân gây sỏi?
Sỏi mật là sự hình thành sỏi viên hoặc sỏi bùn ở trong đường mật hoặc trong túi mật. Có rất nhiều cách phân loại sỏi mật.
- Dựa vào vị trí chia thành sỏi đường mật và sỏi túi mật. Sỏi đường mật lại chia thành sỏi đường mật ngoài gan bao gồm sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan trung và sỏi đường mật trong gan (sỏi gan).
- Dựa vào thành phần chính chia ra thành sỏi cholesterol, sỏi sắc tố (bilirubinat canxi) và sỏi hỗn hợp.
- Dựa vào kích thước chia thành sỏi kích thước nhỏ (dưới 1cm), kích thước vừa (1 - 2cm) và sỏi lớn (trên 2cm).
- Dựa vào hình thái của sỏi, chia thành sỏi viên và sỏi bùn.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi mật. Sỏi mật của người Việt Nam thường là do nhiễm trùng và ký sinh trùng, đặc biệt là giun chui ống mật. Một số yếu tố thuận lợi khác như: nữ giới, tuổi cao, đặc biệt là cơ địa thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, mỡ máu hoặc một số người dùng thuốc kéo dài như thuốc giảm mỡ máu, thuốc tránh thai...
Nguyên nhân gây ra sỏi túi mật và sỏi đường mật có gì khác nhau không thưa bác sĩ?
Sỏi túi mật chủ yếu là sỏi cholesterol, sỏi này chiếm tỉ lệ cao ở nữ giới, những người rối loạn chuyển hóa, những người thừa cân béo phì. Phụ nữ đã là một yếu tố dễ gây ra sỏi túi mật, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Vì nội tiết tố nữ là một trong những yếu tố thuận lợi làm tăng cô đặc dịch mật, giảm chức năng túi mật nên rất dễ hình thành sỏi cholesterol ở trong túi mật.
Sỏi đường mật chủ yếu là sỏi sắc tố, nguyên nhân gây sỏi đường mật vẫn còn nhiều tranh luận nhưng nói đến nhiều nhất vẫn là tình trạng nhiễm trùng đường mật.
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi túi mật
Bác sĩ có thể cho biết yếu tố cơ địa có vai trò gì trong việc hình thành sỏi mật và cần phải giải quyết vấn đề này như thế nào?
Cơ địa là một yếu tố quan trọng hình thành nên sỏi mật. Về Tây y, có một số thuốc tan sỏi nhưng nếu sỏi gây ra các triệu chứng thì tiêu chuẩn vàng của Tây y là phẫu thuật. Vậy nên, đây là lợi thế của đông y, có thể giải quyết được yếu tố cơ địa, giải quyết từ căn nguyên hình thành sỏi mật.
Thưa bác sĩ, có nhiều người phát hiện bệnh sỏi mật khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi sỏi đã gây biến chứng. Vậy bác sĩ có thể cho biết một số triệu chứng cảnh báo bệnh sỏi mật được không?
Có thể nói 2/3 số người bị sỏi mật không có triệu chứng và những trường hợp này chủ yếu phát hiện ra nhờ vào siêu âm. Tuy nhiên, sỏi mật cũng có một số triệu chứng gợi ý.
- Đầu tiên là đau ở hạ sườn phải có thể đau lan ra vai phải và ra sau lưng, người bệnh có tư thế rất đặc hiệu như chổng mông hoặc nằm gác chân lên tường để giảm đau.
- Sau đau là sốt, đặc tính của cơn sốt mật là sốt nóng, rét, vã mồ hôi và xuất hiện khá nhiều cơn trong ngày.
- Triệu chứng cuối cùng là vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng. Ba triệu chứng này gọi là tam chứng Charcot nhưng cũng có một số ít trường hợp bệnh nhân vào viện là ngũ chứng Raynault bao gồm: tam chứng Charcot kết hợp với loạn thần và trụy tim mạch.
Thực tế, có rất nhiều người bệnh sỏi mật lại lầm tưởng là bệnh dạ dày. Tuy nhiên, đau do viêm loét dạ dày tá tràng không đau thành cơn mà đau âm ỉ, cảm giác tức nặng, đau có chu kỳ và không bao giờ có sốt.
Triệu chứng vàng da, vàng mắt xuất hiện khi bị tắc mật
Bác sĩ có thể cho biết khi bị sỏi mật, người bệnh thường gặp phải những nguy hiểm gì? Thực tế trong quá trình làm việc, bác sĩ thường thấy người bệnh sỏi mật nhập viện vì những biến chứng nào ạ?
Sỏi mật đặc biệt là sỏi ống mật chủ thường gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp, viêm phúc mạc mật, áp xe đường mật thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng huyết, chảy máu đường mật, shock mật, suy tạng. Với sỏi túi mật có thể gây biến chứng hoại tử túi mật. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân vào viện khi đã bị biến chứng, đặc biệt là những người cao tuổi, những người sức khỏe yếu có triệu chứng sỏi mật không điển hình nên khó phát hiện ra.
Thưa bác sĩ, hiện nay bệnh sỏi mật thường được điều trị bằng những phương pháp nào và trong quá trình điều trị có gặp phải khó khăn gì không?
Khó khăn trong điều trị sỏi mật là sỏi mật thường ở nhiều vị trí và có tỷ lệ tái phát rất cao. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi mật.
Đầu tiên là điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ đường mật, thuốc nhuận mật, đặc biệt là thuốc tan sỏi. Thuốc tan sỏi thường dùng trong những trường hợp không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không có nguyện vọng phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc tan sỏi mật tây y chủ yếu có tác dụng với sỏi cholesterol, kích thước không quá lớn, chức năng túi mật còn tốt mà sỏi mật của người Việt Nam lại chủ yếu là sỏi sắc tố nên thuốc này ít được sử dụng. Thêm vào đó, người bệnh phải sử dụng thuốc kéo dài ít nhất 12 - 24 tháng nên dễ gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và khi dừng thuốc thì tỉ lệ tái phát khá cao (40 - 50%).
Phương pháp thứ 2 là mổ lấy sỏi. Mổ hở truyền thống là một phẫu thuật rất lớn nên có tỉ lệ tai biến cũng như tỷ lệ tử vong khá cao. Vì vậy, hiện nay phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật nội soi lấy sỏi. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm phạm và đang được triển khai khá rộng rãi ở các bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tư nhân.
Mổ sỏi mật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng ERCP. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm và được áp dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 90. Ưu điểm là ít xâm phạm, thời gian can thiệp khá ngắn, đặc biệt là hồi phục sức khỏe rất nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với sỏi đường mật và chỉ được triển khai ở một số cơ sở y tế lớn.
Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị sỏi mật khác như tán sỏi điện thủy lực, tán sỏi laser, tán sỏi siêu âm… nhưng các phương pháp này chủ yếu dùng để tán sỏi qua nội soi đường mật.
Theo tôi được biết bác sĩ cũng từng tham gia nghiên cứu về hiệu quả của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang trong vai trò hỗ trợ đối với người bệnh sỏi mật. Vậy bác sĩ có thể chia sẻ về nghiên cứu này được không ạ?
Chúng tôi đã nghiên cứu hiệu quả của sản phẩm Kim Đởm Khang đối với bệnh nhân đã lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng nhưng còn sót sỏi kết hợp với sỏi trong gan không thể lấy ra được. Theo dõi bệnh nhân dùng sản phẩm 3 - 6 tháng, kết quả cho thấy sản phẩm có tác dụng hỗ trợ bài sỏi khá tốt cho những trường hợp sót sỏi, tái phát sỏi và đạt tỷ lệ tới 60 - 80% số bệnh nhân. Đặc biệt khi ngừng uống cho đến bây giờ không có bệnh nhân nào tái phát trở lại. Sản phẩm này cũng rất an toàn cho người bệnh.
Rất cảm ơn TS. BS. Dương Xuân Nhương đã nhận lời mời tham gia phỏng vấn và cung cấp cho quý độc giả rất nhiều thông tin hữu ích xung quanh bệnh sỏi mật để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh một cách tốt nhất.