Đau hạ sườn phải là triệu chứng nhận biết bệnh sỏi mật. Thế nhưng dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày và nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ bị sỏi mật đau ở đâu, đau thế nào và biết cách làm giảm cơn đau sỏi mật hiệu quả.
Đau sỏi mật thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải
Hiện tượng bị sỏi mật là khi có sự xuất hiện khối dạng rắn hoặc dạng bùn trong túi mật hoặc hệ thống ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan. Dựa theo vị trí, bệnh có thể được phân loại thành 3 dạng: sỏi túi mật nằm trong túi mật, sỏi đường mật nằm trong trong đường ống dẫn mật từ gan xuống ruột non.
Khi bị sỏi mật, bạn có thể gặp triệu chứng đau bụng mật. Việc nhận biết chính xác biểu hiện này sẽ giúp bạn biết cách xử trí đúng, từ đó giảm nguy cơ phải cắt túi mật hay mổ gan lấy sỏi.
Bị sỏi mật đau ở đâu?
Vị trí đau sỏi mật dễ nhận thấy nhất là vùng bụng hạ sườn phải. Đôi khi, cơn đau có thể xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn, dưới xương ức), đau lan ra sau lưng hoặc lan rộng hơn về vai bên phải.
Do vị trí đau có điểm tương đồng, đau sỏi mật rất dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, đôi khi còn nhầm cả với rối loạn tiêu hóa hay sỏi thận. Nhiều trường hợp không biết rằng sỏi mật có gây đau lưng nên mặc định là cơn đau do sỏi thận và điều trị sai cách, để lại nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Hình ảnh sỏi mật gây đau nhẹ bên vùng bụng phải, ngay dưới hạ sườn
Đặc điểm đau sỏi mật như thế nào?
Cơn đau sỏi mật có thể chỉ âm ỉ, hơi khó chịu ở vùng hạ sườn phải kèm đầy trướng, khó tiêu nhưng cũng có khi đau dữ dội, quặn mật quặn gan khiến người bệnh phải ôm bụng, nằm lăn lộn trên giường không dám thở mạnh.
Trong các cơn đau dữ dội, người bệnh thường có thêm các biểu hiện khác như sốt cao (38-39 độ C), vã mồ hôi, ớn lạnh hay cảm giác nôn, buồn nôn, ngứa da…
Mức độ đau thường phụ thuộc vào việc sỏi mật nằm ở đâu. Thông thường, sỏi đường mật trong gan sẽ gây cơn đau trầm trọng hơn khi bị sỏi túi mật. Do đường mật trong gan nhỏ nên dù sỏi chỉ vài mm đã gây các cơn đau quặn mật kèm biểu hiện bán tắc mật (vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu…).
Thời điểm xuất hiện dấu hiệu đau sỏi mật đa phần là sau bữa ăn nhiều chất béo, ăn quá no hoặc vào ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài vài phút nhưng cũng có khi là vài tiếng với mức độ tăng dần khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hoá, viện 103) chia sẻ về cách nhận diện cơn đau sỏi mật
Nguyên nhân gây đau sỏi mật
Có 3 nguyên nhân đau sỏi mật phổ biến nhất gồm:
- Sỏi di chuyển, cọ xát và gây tổn thương túi mật và đường mật: Thường xảy ra với sỏi có hình dạng nhọn, cạnh sắc.
- Chế độ ăn chưa khoa học, nhiều chất béo, ít chất xơ: Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm túi mật co bóp mạnh hơn, tăng khả năng tiếp xúc với sỏi và gây đau.
- Sỏi đã gây biến chứng trên hệ thống gan mật: Lúc này, cơn đau sỏi mật cũng là biểu hiện của biến chứng mà sỏi gây ra.
Để loại bỏ hoàn toàn cơn đau sỏi mật, giải pháp tối ưu nhất là làm sạch sỏi trong túi mật, đường mật. Hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn cách hỗ trợ điều trị sỏi mật không mổ phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.
Đau sỏi mật có nguy hiểm không?
Đau sỏi mật có nguy hiểm vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng như:
- Sỏi kẹt cổ túi mật: Thường gây ra cơn đau quặn mật.
- Viêm túi mật: Cơn đau diễn ra dữ dội, sau đó lan dần về vai, lưng, đau hơn khi bị chạm/ấn vào bụng. Thường kèm theo các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi, sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi.
- Viêm đường mật: Đau ở vùng bụng tương tự các biến chứng khác nhưng thường kèm theo sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, vàng da. Nghiêm trọng hơn có thể bị hạ huyết áp, lú lẫn.
- Viêm tụy cấp: Cơn đau tương tự với viêm túi mật, chỉ khác là bụng lúc ấn vào mềm hơn. Cơn đau sẽ dữ dội hơn sau khi ăn, có cảm giác nôn, buồn nôn.
Vậy khi bị đau sỏi mật nên làm gì, đau sỏi mật uống thuốc gì, những hướng dẫn ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn.
Xem thêm:
Đau sỏi mật có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm đường mật
Hướng dẫn cách giảm đau sỏi mật
Cách giảm đau sỏi mật sẽ phụ thuộc vào mức độ và tần suất cơn đau xuất hiện. Nếu hiện tượng đau sỏi mật xảy ra với mức độ nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều giờ không đỡ, xuất hiện thêm triệu chứng nôn sốt, vàng da, vàng mắt... thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh rủi ro cho sức khỏe.
Trường hợp cơn đau bụng mật chỉ âm ỉ và thỉnh thoảng mới xảy ra, bạn có thể cân đối lại chế độ ăn hàng ngày theo hướng giảm chất béo, tăng chất xơ, tránh ăn quá no trong một bữa và áp dụng ngay các cách giảm đau sỏi mật dưới đây.
Uống thuốc giảm đau sỏi mật
Người bệnh khi bị đau sỏi mật có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc các thuốc giãn cơ trơn như alverin, atropin (nếu bác sĩ chỉ định trước đó). Đây là các thuốc có tác dụng giảm đau sỏi mật khá nhanh. Tuy nhiên khi thuốc hết tác dụng, cơn đau vẫn có thể quay trở lại.
Sử dụng thảo dược giúp bào mòn sỏi
Để làm giảm cơn đau sỏi mật lâu dài, người bệnh nên kết hợp thêm các loại thảo dược giúp làm tan sỏi. Bởi sự xuất hiện của sỏi mới chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau này. Nếu không tìm được giải pháp làm tan sỏi thì cơn đau vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
Nổi bật nhất phải kể đến bài thuốc 8 thảo dược bao gồm Uất kim, Nhân trần, Chi tử, Sài hộ, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Bài thuốc này đã được chứng minh về hiệu quả hỗ trợ chữa sỏi mật qua nhiều nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện.
Cụ thể, sự kết hợp của 8 thảo dược quý giúp giảm đau bụng mật chỉ sau 2-4 tuần và giúp bào mòn sỏi dần dần, từ đó hỗ trợ cắt cơn đau sỏi mật hoàn toàn, giảm nguy cơ phải mổ và ngăn sỏi mật tái phát.
Bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu hiệu quả giúp làm tan sỏi, cắt cơn đau sỏi mật lâu dài
Một số mẹo giảm đau sỏi mật tại nhà khác
Ngoài 2 cách giảm đau sỏi mật kể trên, nếu bị đau sỏi túi mật với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo như chườm ấm, uống nước hoa quả … để hỗ trợ giảm đau.
Chườm ấm cho vùng bụng
Bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc khăn thấm nước ấm để chườm tại điểm đau sỏi túi mật từ 20 – 30 phút. Đặt trực tiếp lên vùng đau, lăn đều kết hợp với xoa nhẹ nhàng. Nếu túi giữ nhiệt hoặc chai nước quá nóng, hãy sử dụng thêm khăn hoặc vải mềm để vùng da bụng không bị bỏng.
Nhiệt độ từ túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm sẽ làm giảm co thắt túi mật, ống mật, từ đó làm dịu và giảm cơn đau bụng mật.
Chườm nóng là cách giảm đau sỏi túi mật tạm thời hiệu quả
Uống nước hoa quả
Bổ sung ngay một ly nước cam, chanh hoặc nước ép rau củ để bổ sung vitamin, tăng khả năng giải độc và cung cấp năng lượng để chống chịu với cơn đau và giảm đau do sỏi ống mật chủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng 120 – 180 ml nước ép mỗi ngày trong 1 – 2 tuần sau khi ăn để phòng ngừa cơn đau sỏi mật.
Ngoài ra, nhiều thông tin lưu truyền rằng bấm huyệt hay diện chẩn là giải pháp chữa trị sỏi mật hiệu quả, vừa giúp làm tan sỏi, vừa giúp giảm cơn đau do sỏi gây ra. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác thực hiệu quả của bấm huyệt trên người bị sỏi mật. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ càng hoặc tham khảo bác sĩ điều trị trước khi áp dụng.
Người bệnh sỏi mật nên ăn gì để phòng ngừa cơn đau tái phát?
Chế độ ăn đúng, lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa các cơn đau sỏi mật tái phát, đặc biệt với trường hợp đau sỏi mật khi mang thai. Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bổ sung thêm rau xanh, các loại củ, quả giàu vitamin, chất xơ hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thu cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa. Ưu tiên bổ sung những loại thịt trắng như cá, gia cầm, các chất béo tốt từ thực vật.
- Nên hạn chế tối đa các thực phẩm có nhiều cholesterol (mỡ động vật, nội tạng, đồ ăn chiên rán,…), các loại đồ uống kích thích (rượu, bia, café, trà,…) và những loại gia vị cay, nóng.
- Ăn đủ và đúng bữa, không nên bỏ bữa sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mật.
- Nếu cần giảm cân, nên giảm chậm và khoa học với chế độ từ 0,5 – 1kg/tuần.
- Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,… tối thiểu 30 phút/ngày và duy trì 5 ngày/tuần.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau sỏi mật người bệnh nên biết. Nếu có băn khoăn khác, bạn hãy gọi tới hotline 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn
Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, medicinenet.com, healthline.com