Polyp túi mật là các u thịt phát triển trong túi mật hoặc do cholesterol quá bão hòa tích tụ thành dạng giả polyp. Vậy polyp túi mật có nguy hiểm không, có chữa được không và khi nào người bệnh có thể nhận biết được polyp túi mật nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Polyp túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Giải đáp vấn đề polyp túi mật có nguy hiểm không
Theo thống kê, 92% trường hợp polyp túi mật là lành tính, không phải ung thư và người bệnh có thể chung sống hòa bình mà không cần cắt túi mật. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi mắc polyp túi mật. Bởi nếu không có giải pháp kiểm soát, polyp sẽ tăng kích thước và gây ra một số biến chứng sau:
- Viêm túi mật: Đây là biến chứng thường gặp nhất do polyp túi mật gây ra. Sự xuất hiện của polyp làm ứ trệ dịch mật lâu ngày gây viêm và xói mòn thành túi mật.
- Ung thư túi mật: Thường gặp ở 95% người bị polyp ác tính, polyp có kích thước hơn 1cm hay túi mật có nhiều polyp (đa polyp túi mật). Nếu không phát hiện ung thư túi mật kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác như phổi, gan, xương, não...
Nhìn chung, tỷ lệ polyp túi mật ác tính thấp. Nhưng một khi chuyển ác tính thì rủi ro cho sức khỏe là rất cao, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà phải theo dõi sát khi mắc bệnh.
Ung thư túi mật là rủi ro nguy hiểm nhất do polyp túi mật gây ra
Dấu hiệu cảnh báo polyp túi mật nguy hiểm
Để phát hiện được polyp túi mật đã chuyển biến nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số dấu hiệu sau:
- Đau bụng dữ dội khu vực bên phải dưới mạn sườn, có thể lan dần ra khắp bụng hoặc vai, lưng. Cơn đau có thể diễn ra từng đợt hoặc âm ỉ kéo dài.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu vàng đậm, phân có màu vàng nhợt hoặc nhầy.
- Sốt cao, chướng bụng, ngứa da, chán ăn, ăn không ngon, bị giảm cân không rõ nguyên do.
Ngay khi có triệu chứng thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ siêu âm, kiểm tra kích thước và hình thái polyp để có thêm căn cứ đưa ra phác đồ điều trị. Nếu thấy polyp có nguy cơ ung thư cao (kích thước > 10mm, phát triển nhanh trong thời gian ngắn, có chân lan rộng...), bác sĩ sẽ cân nhắc cắt túi mật để giảm rủi ro.
Bạn sẽ không cần lo lắng polyp túi mật có sao không, có phải cắt túi mật không nếu sớm áp dụng giải pháp khắc chế polyp hiệu quả. Liên hệ ngay đến số hotline 0981.238.218 để nhận lời khuyên từ chuyên gia.
Polyp túi mật có tự hết không?
Trên thực tế, polyp túi mật không thể tự hết và cũng chưa có thuốc Tây y giúp làm tan polyp túi mật hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể chung sống hoà bình hoặc sử dụng phương pháp hỗ trợ điều trị polyp túi mật bằng thảo dược Đông Y kết hợp với thay đổi chế độ ăn và lối sống.
Các cách chữa polyp túi mật, giảm nguy cơ ung thư
Tùy vào triệu chứng, biến chứng, kích thước, đặc điểm của polyp túi mật… người bệnh có thể được chữa trị bảo tồn bằng thảo dược Đông y kết hợp thay đổi chế độ ăn hoặc phẫu thuật cắt túi mật.
Chữa polyp túi mật bằng Đông y
Một số loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị polyp túi mật, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và hạn chế nguy cơ phẫu thuật cắt túi mật. Điển hình như bài thuốc 8 thảo dược sau đây: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.
Ưu điểm khi sử dụng bài thuốc 8 thảo dược quý trong điều trị polyp túi mật là an toàn và tác động toàn diện. Cụ thể, bài thuốc này có nghiên cứu giúp làm teo nhỏ polyp cholesterol, ngăn polyp tăng kích thước, giảm nguy cơ ung thư và bảo tồn túi mật khỏe mạnh cho người bệnh.
TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) chia sẻ về hiệu quả của 8 thảo dược quý với bệnh polyp túi mật
Thay đổi chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia, chế độ ăn không giúp làm tan polyp. Nhưng nếu nắm rõ polyp túi mật nên ăn gì, polyp túi mật không nên ăn gì, bạn sẽ giảm bớt được nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư tốt hơn. Dưới đây là các thực phẩm mà người có polyp túi mật nên và không nên ăn:
- Nên ăn: Các loại trái cây, rau củ để cung cấp thêm chất xơ, vitamin cho cơ thể, các loại chất béo từ thực vật.
- Không nên ăn: Thức ăn làm tăng cholesterol như mỡ, nội tạng, da, đồ ăn nhanh, thức ăn cay, nóng, đồ uống có chất kích thích làm kích ứng đường ruột.
Phẫu thuật cắt túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật là tiêu chuẩn vàng trị polyp túi mật đã biến chứng hoặc có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ K hóa cao. Thông thường, chi phí phẫu thuật cắt polyp túi mật có thể dao động từ 5-15 triệu.
Sau cắt polyp túi mật (cắt túi mật), người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài và mắc sỏi đường mật do rối loạn chức năng gan mật. Để giảm rủi ro này, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp sử dụng thảo dược có tác dụng giúp tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa hình thành sỏi đường mật.
Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sau cắt túi mật
Cắt polyp túi mật chỉ là lựa chọn ưu tiên khi polyp có nguy cơ ung thư cao
Một số câu hỏi về mức độ nguy hiểm của polyp túi mật
Dưới đây là giải đáp ngắn gọn cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề bị polyp túi mật có nguy hiểm không.
Polyp túi mật 5mm có nguy hiểm không?
Polyp túi mật 5mm đa số là lành tính, không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên polyp thường có xu hướng tăng kích thước dần theo thời gian, kích thước càng lớn, nguy cơ chuyển thành ung thư càng cao. Do đó bạn vẫn nên thay đổi chế độ ăn kết hợp sử dụng thảo dược để giảm nguy cơ bệnh phát triển thành ung thư.
Với các kích thước polyp khác (4mm, 6mm…), bạn có thể xem câu trả lời cụ thể trong các bài viết sau:
- Polyp túi mật 3mm có nguy hiểm không?
- Polyp túi mật 4mm có nguy hiểm không?
- Polyp túi mật 6mm có nguy hiểm không?
- Polyp túi mật 7mm có nguy hiểm không?
Bệnh đa polyp túi mật có nguy hiểm không?
Đa polyp túi mật là căn bệnh tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm. Nguy cơ chuyển thành ung thư ở người bị đa polyp sẽ cao hơn polyp đơn độc. Do đó, bạn cần theo dõi sát 3 tháng/lần kết hợp với các lời khuyên trong bài viết để giảm rủi ro cho mình.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được vấn đề polyp túi mật có nguy hiểm không. Nếu có băn khoăn về bệnh polyp túi mật, hãy liên hệ ngay tới hotline 0981 238 218 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday.com, keyholesurgeon.com.au, radiopaedia.org, cancer.org, mayoclinic.org, ncbi.nlm.nih.gov, cancer.gov