Sỏi túi mật là kết tinh của các thành phần cholesterol, canxi, muối mật... trong dịch mật. Sỏi xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật cũng như bộ phận khác trong cơ thể. Vậy bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không? Biến chứng sỏi túi mật cụ thể là gì? Lúc nào bạn cần cắt bỏ túi mật? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đau đớn kéo dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những biến chứng sỏi túi mật bao gồm viêm túi mật cấp, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, ung thư túi mật, viêm tụy cấp và tắc đường ruột, cụ thể như sau:

Viêm túi mật cấp

Sỏi túi mật có thể làm tắc dịch mật lưu thông ra vào túi mật, đồng thời di chuyển cọ xát khiến niêm mạc túi mật bị tổn thương và gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm túi mật cấp (viêm sỏi túi mật).

Theo Tạp chí Y học New England, hơn 90% người bệnh viêm túi mật do sỏi, chỉ có khoảng 10% bị viêm túi mật không sỏi. Trong đó, những người có sỏi túi mật dạng bùn dễ gặp phải biến chứng này hơn dạng viên.

Nếu sỏi chưa được loại bỏ, tình trạng viêm có thể tái phát nhiều lần và khiến túi mật mất chức năng, bắt buộc phải cắt túi mật. Đây cũng là biến chứng mở đầu cho chuỗi rủi ro nặng nề hơn như thủng, hoại tử túi mật hay ung thư túi mật

Dấu hiệu nhận biết biến chứng viêm túi mật bao gồm: đau đớn dữ dội phía trên bên phải vùng bụng, có thể kéo dài đến vài tiếng. Kèm theo đó, người bệnh sẽ bị sốt cao, tim đập nhanh, nôn mửa. 

Viêm phúc mạc

Dịch mật bị tắc nghẽn do sỏi túi mật có thể gây ra áp lực lên đường mật. Hệ thống đường mật bị tổn thương, dịch mật chứa chất độc được thải từ gan lúc này sẽ thấm vào phúc mạc gây viêm, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng ổ bụng và hoại tử đường ruột.

Không chỉ là biến chứng của sỏi túi mật, viêm phúc mạc cũng là một trong những biến chứng sau cắt túi mật phổ biến, làm chậm quá trình hồi phục sức khoẻ của người bệnh. Người bệnh có thể nhận biết biến chứng này qua một số triệu chứng như đau bụng, căng bụng, đầy trướng, sốt, buồn nôn, chán ăn…

Xem thêm: Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Các biến chứng hay gặp

Viêm phúc mạc vừa là biến chứng sỏi túi mật vừa là biến chứng sau mổ sỏi mật

Viêm phúc mạc vừa là biến chứng sỏi túi mật vừa là biến chứng sau mổ sỏi mật

Nhiễm trùng huyết

Sau khi sỏi túi mật gây nhiễm trùng tại mật, gan và những bộ phận liên quan có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Biến chứng của bệnh sỏi túi mật này có thể khiến suy các tạng và thậm chí dẫn đến tử vong. Trong một vài trường hợp hy hữu, nhiễm trùng huyết cũng là biến chứng sau mổ sỏi túi mật mà người bệnh có thể gặp phải.

Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất giúp người bệnh nhận biết biến chứng nhiễm trùng huyết là sốt cao trên 38 độ C. Kèm theo đó là rét run, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nôn mửa...

Ung thư túi mật

Tuy là biến chứng hiếm gặp nhưng sỏi túi mật vẫn có thể trở nên nguy hiểm và gây ung thư túi mật. Điều nguy hiểm hơn là ung thư túi mật ít có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn tiến triển, có thể chỉ là cảm giác đau bụng hay đầy trướng. Khi phát hiện thường đã vào giai đoạn muộn và người bệnh sẽ phải cắt bỏ túi mật.

Nếu bạn đang lo lắng bị sỏi túi mật có nguy hiểm không, hãy liên hệ với chuyên gia gan mật theo số 0981.238.218 để được tư vấn cách bào mòn sỏi mật, tránh biến chứng.

ĐT-218.jpg

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp thường là biến chứng sỏi ống mật chủ hay sỏi gan. Tuy nhiên, nếu sỏi kích thước nhỏ thoát ra khỏi túi mật, rơi xuống đường mật và gây tắc nghẽn tại ngã ba mật tụy, làm ứ trệ dịch tuỵ thì vẫn có khả năng gây viêm tuỵ cấp

Dấu hiệu viêm tuỵ cấp có thể giống với triệu chứng sỏi đường mật nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị đau quặn bụng, cứng vùng bụng phía trên rốn, sốt cao, tiêu chảy liên tục, ăn không ngon, nôn và mệt mỏi.

Viêm tuỵ cấp là biến chứng sỏi túi mật cực kỳ nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng. Dù có may mắn chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 do chức năng tuyến tuỵ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tắc đường ruột

Tắc đường ruột diễn ra khi sỏi túi mật di chuyển vào ruột và chuyển thành sỏi mật ruột. Biến chứng này tuy khó gặp nhưng có thể gây hoại tử ruột và thủng ruột rất nguy hiểm. 

Lúc đó, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội theo từng cơn đột ngột, tần suất lặp lại nhiều lần, mỗi lần đau từ 2 – 3 phút. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị nôn, bụng căng, gõ bụng vang, bí đại tiện, trung tiện…

Tắc ruột là một trong những biến chứng của bệnh sỏi túi mật

Tắc ruột là một trong những biến chứng của bệnh sỏi túi mật

Sỏi túi mật có chữa được không? Khi nào cần cắt túi mật?

Sỏi túi mật hoàn toàn có thể chữa được. Hiện nay, có 2 phương pháp trị sỏi mật phổ biến là không phẫu thuật (dùng thuốc, thảo dược, tán sỏi qua da, thay đổi chế độ ăn) và mổ sỏi sỏi túi mật (cắt túi mật). 

Trong đó, cắt túi mật thường chỉ được áp dụng khi sỏi đã gây biến chứng nghiêm trọng, túi mật mất chức năng. Nguyên nhân là do phương pháp này có thể để lại một số biến chứng sau cắt túi mật như rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, khó tiêu, đau bụng…) và nguy cơ sỏi tái phát khiến người bệnh dễ phải phẫu thuật lần 2.

Xem thêm: Sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Cách ngăn ngừa biến chứng sỏi túi mật, tránh phẫu thuật

Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh sỏi túi mật, bào mòn sỏi và hạn chế phẫu thuật, xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng thảo dược Đông y. Cụ thể hơn là các thảo dược Uất kim, Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác và Diệp hạ châu.

So với các phương pháp giúp bài sỏi không phẫu thuật khác, sử dụng 8 thảo dược có nhiều ưu điểm:

  • Đã được kiểm chứng về hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước sỏi túi mật.
  • Có tác dụng với nhiều kích thước sỏi, kể cả sỏi túi mật nhỏ 3mm hay kích thước lớn hơn 7mm, 8mm, 10mm, 11mm...
  • An toàn, không gây tác dụng phụ trên gan thận tiêu hóa khi dùng lâu dài.
  • Có tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật nên không chỉ giúp bài sỏi, cải thiện triệu chứng, ngăn biến chứng mà còn giúp phòng sỏi tái phát.

Nhận định về bài thuốc 8 thảo dược này, TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) cho biết: Nếu sỏi chưa gây biến chứng, sử dụng các thảo dược sẽ là giải pháp hữu hiệu để giữ nguyên túi mật cho người bệnh.

TS.BS Vũ Khánh Vân phân tích về hiệu quả của bài thuốc 8 thảo dược quý

Sỏi túi mật có thể hình thành và tăng kích thước khi chế độ ăn và lối sống thiếu lành mạnh. Vì thế bên cạnh việc dùng thảo dược, người bệnh nên áp dụng thêm các lời khuyên sau.

  • Bổ sung nhiều chất xơ, bổ sung đủ vitamin (đặc biệt là các vitamin A). 
  • Tránh xa những loại đồ ăn có tinh bột, đường, chất béo từ động vật. 
  • Hạn chế các loại gia vị cay, nóng, mặn… gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Ăn đầy đủ chất, duy trì cân nặng ổn định. Không nên ăn kiêng ép cân hoặc giảm cân quá nhanh trong một thời gian ngắn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp quá trình đào thải các chất độc được diễn ra tốt hơn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, thể dục nhẹ nhàng, đi xe đạp,… với tần suất 5 ngày/tuần, mỗi ngày ít nhất 40 phút.

Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Trên đây là các chia sẻ về mức độ nguy hiểm của sỏi túi mật. Vậy, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được “Sỏi túi mật có nguy hiểm không?”. Nếu còn băn khoăn về biến chứng sỏi túi mật hay về bệnh sỏi mật, hãy gọi cho chuyên gia 0981.238.218 để được tư vấn.

ĐT-218.jpg

Tài liệu tham khảo: topdoctors.co.uk, mayoclinic.org, webmd.com

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật