Triệu chứng sỏi mật ở mỗi người sẽ không giống nhau tùy thuộc vào vị trí và tính chất của sỏi. Từ những dấu hiệu mơ hồ như khó tiêu, đầy trướng, buồn nôn đến những cơn đau quặn bụng, vàng da, sốt cao... tất cả đều có thể là những triệu chứng cảnh báo bệnh sỏi mật mà bạn không thể bỏ qua. Nhiều người còn chủ quan và chỉ phát hiện ra bệnh khi đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy... Nhiều trường hợp có thể đe dọa tới tính mạng nếu không có biện pháp kịp thời. Vậy nên việc phát hiện sớm dấu hiệu sỏi mật đóng vai trò quan trọng trong điều trị, giúp phòng ngừa rủi ro cho người bệnh.
Nhận biết sớm triệu chứng sỏi mật giúp bạn không bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị
Triệu chứng sỏi mật thường gặp
Có đến 80% trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, thường là những sỏi không di chuyển và hay gặp ở sỏi túi mật. Khi sỏi di chuyển hoặc lọt vào các vị trí hẹp trong đường mật có thể gây ra các triệu chứng điển hình như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sốt, vàng da...
Cơn đau vùng hạ sườn phải
Vùng hạ sườn phải là vị trí đau sỏi túi mật phổ biến nhất
Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng ngay dưới xương sườn bên phải nhưng cũng có những trường hợp, người bệnh thấy đau ở giữa bụng và nhầm tưởng sang các bệnh đường tiêu hóa khác. Biểu hiện đau có thể lan từ bụng lên bả vai và lan ra cả sau lưng.
Đau bụng do sỏi mật thường xảy ra ngay sau một bữa ăn chứa nhiều chất béo nhưng cũng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí là vào ban đêm và khiến cho bạn bị tỉnh giấc. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có khi đau đột ngột, dữ dội và thường kéo dài từ 1 đến 5 giờ. Việc đi vệ sinh hay dùng thuốc giảm đau cũng không khiến cơn đau thuyên giảm. Tình trạng này sẽ dừng lại khi sỏi mật di chuyển và không còn chặn các ống dẫn mật nữa.
Rối loạn tiêu hóa
Nhiều người bệnh sỏi mật có các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: đầy trướng, ợ hơi, chậm tiêu, buồn nôn, sợ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chính vì vậy rất dễ nhầm lẫn các vấn đề về túi mật với chứng đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày - thực quản. Tuy nhiên, nếu buồn nôn hoặc nôn xảy ra thường xuyên với những cơn đau lặp đi lặp lại sau khi ăn thì bạn nên nghĩ tới bệnh đường mật và tới bệnh viện thăm khám sớm.
Sốt, ớn lạnh
Sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Sỏi mật chỉ gây sốt khi người bệnh bị nhiễm khuẩn đường mật, nếu không nhiễm khuẩn thì không có sốt. Tùy từng trường hợp mà có người sốt cao, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi nhưng cũng có người chỉ sốt nhẹ, âm ỉ, kéo dài.
Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân có dấu hiệu sỏi mật, hãy liên hệ đến số hotline để nhận tư vấn cụ thể từ chuyên gia nhé.
Vàng da, vàng mắt
Triệu chứng vàng da xuất hiện khi sỏi làm tắc ống dẫn mật nên thường xuất hiện ở những người mắc sỏi đường mật (sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan) còn sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da. Sự tắc nghẽn đó khiến dịch mật bị ứ trệ, không thể lưu thông và bilirubin thấm vào máu gây vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân màu bạc. Mức độ vàng tùy thuộc vào mức độ tắc mật nặng hay nhẹ.
7 cách làm giảm cơn đau sỏi mật
Nhiều trường hợp đi khám được chẩn đoán mắc sỏi mật nhưng không được bác sĩ cho dùng thuốc điều trị. Điều này vô tình khiến người bệnh băn khoăn không biết "Sỏi túi mật có tự hết không" hoặc hiểu nhầm rằng bị sỏi thì không cần điều trị. Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn rằng sỏi mật không thể tự hết và vẫn có thể tiếp tục gây triệu chứng khó chịu nếu không có giải pháp tác động phù hợp. Dưới đây là 7 cách giúp cải thiện triệu chứng sỏi mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu... mà bạn nên tham khảo:
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nồng độ cholesterol và giúp tăng cường lưu thông dịch mật. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tập luyện thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần để duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm đau túi mật và cải thiện sức khỏe.
Thay đổi chế độ ăn uống
Trái cây tươi tốt cho người bệnh sỏi mật
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể góp phần gây ra bệnh sỏi mật. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp thay vào đó tăng cường rau và trái cây giúp cải thiện chức năng túi mật và ngăn ngừa biến chứng. Một số thực phẩm bạn có thể lựa chọn như: rau màu xanh đậm, quả hạch, gạo lức, các loại ngũ cốc, cá, dầu ô liu, đậu, trái cây có múi, sữa ít béo...
Chính bởi việc dùng dầu ô liu giúp cải thiện các dấu hiệu sỏi mật hiệu quả nên hiện nay cũng có nhiều thông tin lưu truyền rằng kết hợp dầu ô liu với chanh sẽ giúp tan sỏi, người bệnh dễ dàng quan sát được hình ảnh sỏi mật được thải ra ngoài theo từng khối, có màu xanh lá cây thẫm. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ thành phần của các khối rắn đó là hỗn hợp muối của chanh, muối mật và dầu ô liu chứ không phải là sỏi. Đồng thời, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại thực phẩm nào được chứng minh hiệu quả bào mòn sỏi nên người bệnh cần hết sức cảnh giác khi áp dụng.
Chườm ấm
Cách này có thể làm dịu cơn co thắt. Bạn sử dụng một chiếc khăn đã thấm nước ấm hoặc chai nước nóng và áp vào khu vực bị đau cho đến khi cơn đau biến mất.
Uống trà bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau, cải thiện tiêu hóa và giảm buồn nôn. Bạn có thể uống trà bạc hà thường xuyên mỗi ngày để giảm tần suất các cơn đau túi mật có thể gặp phải.
Dùng nước giấm táo
Giấm táo chứa các hoạt chất chống viêm giúp giảm đau túi mật. Hòa tan 2 muỗng cà phê giấm táo với nước ấm và uống nhâm nhi cho đến khi cơn đau dịu dần. Lưu ý không uống giấm táo đặc vì có thể làm hỏng răng của bạn.
Sử dụng nghệ và sản phẩm từ nghệ
Củ nghệ có chứa chất curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và kích thích túi mật co bóp, giúp giảm đau túi mật. Bạn có thể pha nghệ thành trà để uống hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ nghệ.
Giải pháp từ thảo dược
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bài thuốc 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo có tác dụng giúp giảm các dấu hiệu sỏi mật như đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, đồng thời làm mềm và bào mòn viên sỏi, phòng ngừa biến chứng và tránh tái phát sỏi sau này.
Theo phản hồi từ nhiều người bệnh, 8 thảo dược giúp cải thiện triệu chứng sỏi mật khá nhanh chóng, thường từ 3-5 ngày đã thấy khá rõ rệt và thường kiên trì trong 1 tháng sẽ không thấy cơn đau tái phát. Đồng thời, sự kết hợp của 8 thảo dược này cũng được đánh giá là cách đẩy sỏi mật ra ngoài an toàn, hiệu quả theo cơ chế "nước chảy đá mòn": Làm tăng lượng dịch mật được sản xuất từ gan, theo thời gian ngấm vào và làm mềm viên sỏi mật, sau đó đào thải bùn mật ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa (đường phân).
8 thảo dược quý là cách trị sỏi túi mật tại nhà hiệu quả, an toàn nhất hiện nay
Biết được các triệu chứng sỏi mật sẽ giúp bạn có thể phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả, từ đó phòng ngừa biến chứng và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Tài liệu tham khảo: health.com, nhs.uk, healthline.com