Viêm đường mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nắm rõ những thông tin liên quan đến bệnh viêm đường mật trong bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh giảm rủi ro cho sức khỏe và tính mạng.

Viêm đường mật có thể gây nhiều nguy hiểm với sức khỏe người bệnh

Viêm đường mật có thể gây nhiều nguy hiểm với sức khỏe người bệnh

Viêm đường mật là gì?

Viêm đường mật là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng đường mật - hệ thống ống dẫn mật từ gan qua túi mật đến tá tràng. Có khá nhiều cách phân loại viêm đường mật:

  • Phân loại theo tính chất bệnh: viêm đường mật cấp (xảy ra đột ngột, triệu chứng rầm rộ trong thời gian ngắn), viêm đường mật mạn (diễn ra lâu dài, thường xảy ra sau nhiều đợt viêm đường mật cấp, các triệu chứng có thể không quá rõ ràng)
  • Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh: Viêm đường mật tiên phát (bao gồm xơ gan ứ mật nguyên phát PBC và viêm xơ đường mật tiên phát PSC) và viêm đường mật thứ phát (do hậu quả của một bệnh lý khác như nhiễm trùng đường mật sau phẫu thuật…)

Ngoài ra, bệnh còn có các dạng như viêm đường mật liên quan đến IgG4 (viêm đường mật miễn dịch IAC), viêm đường mật tái phát sinh mủ (RSC)...

Nguyên nhân viêm đường mật

Có nhiều nguyên nhân viêm đường mật, trong đó phổ biến nhất là do ống dẫn mật bị tắc bởi sỏi đường mật. Khi này, dịch mật chứa chất độc thải từ gan bị ứ trệ và dẫn đến viêm, nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể gây bệnh viêm đường mật:

  • Sự hiện diện của các khối u, cục máu đông
  • Biến chứng hẹp ống dẫn mật sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật.
  • Viêm tụy, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng máu
  • Vi khuẩn ngược dòng từ ruột non (E.Coli, Enterobacter spp.…).

Các yếu tố nguy cơ gây viêm đường mật

Một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đường mật:

  • Giới tính: Bệnh viêm đường mật dễ xảy ra ở nữ giới hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Độ tuổi từ 30 – 60 có nguy cơ bị viêm đường mật cao hơn.
  • Di truyền học: Nếu gia đình bạn có người từng bị bệnh viêm đường mật, khả năng bạn bị mắc sẽ cao hơn.
  • Bệnh lý: Với những người đang bị sỏi mật, viêm đường ruột, viêm loét tá tràng, bệnh Crohn… tỉ lệ mắc viêm đường mật thường cao hơn.

Tuổi tác càng lớn nguy cơ bị bệnh viêm đường mật càng cao hơn

Tuổi tác càng lớn nguy cơ bị bệnh viêm đường mật càng cao hơn

Nhận biết dấu hiệu viêm đường mật như thế nào?

Tam chứng Charcot (với 3 dấu hiệu đau quặn mật, sốt và vàng da) là dấu hiệu viêm đường mật điển hình để nhận biết.

Đau quặn mật

Khi bị viêm đường mật, người bệnh thường cảm nhận thấy các cơn đau vùng bụng bên phải, dưới dạ sườn, có thể lan dần lên khu vực vai, phía sau lưng. Những cơn đau này thường đột ngột và xuất hiện theo từng đợt sỏi gây bán tắc dịch mật.

Sốt cao

Với hầu hết trường hợp nhiễm trùng, sốt là dấu hiệu tương đối điển hình. Điều này cũng không ngoại lệ với bệnh viêm đường mật. Người bệnh có thể bị sốt cao hơn 24 tiếng kèm theo hiện tượng run, ớn lạnh.

Nếu được tư vấn cụ thể, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện dứt điểm các triệu chứng của viêm đường mật và giải quyết bệnh hoàn toàn. Hãy nhanh chóng liên hệ với chuyên gia gan mật để được hướng dẫn chi tiết theo số hotline 0981.238.218

ĐT-218.jpg

Vàng da

Bệnh viêm đường mật có thể gây ra triệu chứng vàng da, đặc biệt là các trường hợp viêm đường mật xơ hóa nguyên phát. Đó là do sỏi làm ứ trệ lưu thông dịch mật, khiến các sắc tố mật bilirubin bị ngấm vào da, mắt… Đi kèm với vàng da, người bệnh có thể bị vàng mắt, nước tiểu có màu vàng, phân bạc màu, ngứa ngáy, dị ứng...

Ngoài tam chứng Charcot, người bệnh có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu viêm đường mật khác như:

  • Mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ, đau xương khớp, cảm thấy sưng tấy ở mắt cá nhân, bàn chân.
  • Da bị sạm đen.
  • Khô mắt, miệng, có thể xuất hiện chất béo tích tụ ở vùng mắt.
  • Đổ mồ hôi về đêm, chướng – đầy bụng, giảm cân.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hoang mang, lo lắng, hạ huyết áp, gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ.

Đau, sốt, vàng da là triệu chứng điển hình của viêm đường mật

Đau, sốt, vàng da là triệu chứng điển hình của viêm đường mật

Các biến chứng viêm đường mật nguy hiểm

viêm đường mật do sỏi hay các nguyên nhân khác thì những biến chứng của bệnh lý này đều cực kỳ nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực.

Những biến chứng viêm đường mật thường gặp bao gồm:

  • Áp xe đường mật, áp xe gan: Bệnh viêm đường mật kéo dài có thể tạo thành các ổ áp xe tại đường mật và gan, khiến người bệnh thường xuyên bị sốt, đau gan.
  • Ung thư đường mật: Trường hợp này khá hiếm, tuy nhiên nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Chức năng đường mật bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây rối loạn lưu thông dịch mật, nặng có thể gây nhiễm độc toàn thân, sốc phản vệ.
  • Sẹo gan (xơ gan): Viêm đường mật trong gan khiến chức năng gan bị suy giảm, có thể biến chứng nặng hơn thành suy gan hoặc ung thư gan.
  • Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này đặc biệt dễ xảy ra hơn khi người bệnh bị viêm đường mật cấp, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nhanh chóng.
  • Tử vong: Nếu không được phát hiện sớm, 88% trường hợp viêm đường mật có thể tử vong. Riêng với những người bị viêm đường mật cấp tính, tỷ lệ tử vong có thể từ 5 – 10%.

Các cách chẩn đoán viêm đường mật

Sau khi đã kiểm tra các triệu chứng và nghi ngờ bị viêm đường mật, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các phương pháp để chẩn đoán chính xác hơn. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) và/hoặc cấy máu: Đo số lượng bạch cầu để xác định khả năng nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Kiểm tra xem gan có hoạt động bình thường hay không.
  • Một số xét nghiệm hình ảnh khác: Siêu âm, chụp cắt lớp, chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC), nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP).

Nội soi mật tụy ngược dòng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm đường mật

Nội soi mật tụy ngược dòng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm đường mật

Điều trị viêm đường mật như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân, tính chất bệnh, phác đồ điều trị viêm đường mật sẽ có sự khác nhau. Nhưng tựu chung có thể chia làm 3 phương pháp: sử dụng thuốc, can thiệp phẫu thuật và bổ sung thảo dược hỗ trợ.

Sử dụng thuốc điều trị

Đây là phương pháp điều trị cơ bản, đặc biệt trong điều trị viêm đường mật cấp. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Ví dụ như dẫn xuất penicillin, cephalosporin thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3, fluoroquinolon. Thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào mức độ đáp ứng và tình trạng viêm nhiễm của bạn.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, giãn cơ,… để giúp làm giảm các triệu chứng của người bệnh.

Một số ít trường hợp người bệnh sẽ được sử dụng axit ursodeoxycholic. Tuy nhiên mục đích không phải để làm tan sỏi đường mật (vì thuốc không có tác dụng với dạng sỏi này) mà để bảo vệ gan khỏi các biến chứng do viêm đường mật gây ra.

Mổ viêm đường mật

Trong trường hợp bệnh viêm đường mật nặng, xuất hiện các biến chứng và không đáp ứng thuốc điều trị, người bệnh có thể được chỉ định đặt ống dẫn lưu dịch mật qua nội soi mật tụy ngược dòng hoặc phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi. Nặng hơn có thể phải cắt một phần lá gan với đối tượng bị nhiễm trùng đường mật trong gan do sỏi gan.

Phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng vết thương, tụ dịch trong ổ, tràn dịch màng phổi, rò rỉ mật, chảy máu vết thương, rung nhĩ… Đặc biệt, với những trường hợp mổ viêm đường mật để lấy sỏi vẫn phải tiếp tục đối diện với nguy cơ tái phát sỏi trong thời gian ngắn. Đó là do phẫu thuật không tác động đến nguyên nhân gây ra sỏi, chỉ giúp giải quyết sỏi tạm thời.

Những trường hợp viêm đường mật nặng sẽ phải phẫu thuật

Những trường hợp viêm đường mật nặng sẽ phải phẫu thuật

Sử dụng thảo dược Đông y

Dù đã được xử trí viêm đường mật cấp ổn thỏa thì tình trạng này cũng có thể tái phát bất kỳ lúc nào, nhất là người bị sỏi đường mật. Trường hợp bị viêm đường mật nhưng không mổ được cũng khiến người bệnh phải đối diện với triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, đau bụng… thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chính những hạn chế này thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu ra bài thuốc 8 thảo dược quý hỗ trợ cho người bệnh viêm đường mật cấp và mạn: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Với 2 thành phần Hoàng bá, Sài hồ chứa kháng sinh thực vật, bài thuốc này giúp ngăn viêm đường mật tái phát và được nhiều chuyên gia đánh giá là cách phòng bệnh viêm đường mật cấp hiệu quả.

Hơn thế nữa, sự kết hợp hài hoà của 8 thảo dược này còn tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, vừa giúp lợi mật, vừa tăng vận động đường mật. Nhờ đó, giúp làm mềm và bào mòn sỏi mật dần dần, cải thiện triệu chứng khó chịu khi chức năng đường mật suy giảm, giảm gánh nặng trên gan mật và tiêu hoá.

TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) chia sẻ về lợi thế điều trị viêm đường mật, sỏi mật bằng 8 thảo dược quý

Cho đến nay, bài thuốc 8 thảo dược quý này cũng là giải pháp duy nhất từ Đông y có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn tại bệnh viện lớn.

Cách phòng bệnh viêm đường mật

Để phòng ngừa viêm đường mật, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày khoa học. Điều này cũng vô cùng quan trọng với quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm trùng đường mật để nhanh hồi phục sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống: Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa chất béo tốt, các loại thịt trắng,… Uống đủ nước. Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ làm tăng kích thích đường ruột, tiêu hóa (café, rượu, trà), các loại đồ ăn làm tăng cholesterol (mỡ, da, nội tạng động vật, đồ ăn chiên, xào).
  • Lối sống: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Kiểm soát cân nặng (không giảm cân quá nhanh hoặc béo phì). Ngủ đủ giấc.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về viêm đường mật. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo: healthline.com, ncbi.nlm.nih.gov, emedicine.medscape.com, hopkinsmedicine.org

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật