Hiện nay, việc điều trị viêm túi mật khỏi hoàn toàn là có thể. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về các cách điều trị viêm túi mật cũng như những lưu ý quan trọng đi kèm.

Điều trị viêm túi mật khoa học sẽ ngăn tái phát, bảo tồn chức năng túi mật

Điều trị viêm túi mật khoa học sẽ ngăn tái phát, bảo tồn chức năng túi mật

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm khuẩn thành hoặc niêm mạc túi mật. Thống kê của Bộ y tế, 90-95% trường hợp viêm là do sự xuất hiện của sỏi mật. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm túi mật có thể biến chuyển thành viêm túi mật hoại tử, vỡ túi mật, nhiễm khuẩn huyết… thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

 

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị viêm túi mật. Tùy theo tình trạng cấp hay mạn tính mà bạn sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.

Cách điều trị viêm túi mật cấp

Viêm túi mật cấp tính là hiện tượng sưng, nhiễm khuẩn niêm mạc túi mật xảy ra nhanh chóng và bất ngờ. Để điều trị viêm túi mật cấp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, phẫu thuật cắt túi mật hoặc kết hợp cả hai.

Thuốc điều trị viêm túi mật cấp

Sử dụng thuốc là giải pháp đầu tay trong điều trị viêm túi mật cấp. Vậy người bệnh viêm túi mật uống thuốc gì, thường dùng nhất là các thuốc sau:

  • Thuốc ức chế phó giao cảm: Điển hình như Atropin, Propanthelin để ức chế thần kinh X (giảm co thắt cơ vòng Oddi và giảm co bóp túi mật).
  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm túi mật: Thường là các kháng sinh phổ rộng đường uống như Cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim, cefixim, ceftazidim, cefoperazone, ceftizoxime, ceftriaxone…), beta lactam và metronidazol.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: thuốc giảm đau viêm túi mật, thuốc hạ sốt...

Ngoài ra, một số ít người bệnh có thể được chỉ định thêm thuốc tan sỏi sau khi đã ổn định triệu chứng nếu có sỏi mật. Tuy nhiên, các thuốc tan sỏi Tây y chỉ có hiệu quả với khoảng 30% trường hợp sỏi túi mật và nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng nếu được bác sĩ kê đơn.

Quá trình điều trị bằng thuốc viêm túi mật thường diễn ra trong khoảng 1 tuần. Sau thời gian điều trị, tùy thuộc vào tình trạng đáp ứng với thuốc mà người bệnh có thể về nhà hoặc tiếp tục ở lại phẫu thuật cắt túi mật.

Thuốc kháng sinh là giải pháp cần thiết để điều trị viêm túi mật cấp

Thuốc kháng sinh là giải pháp cần thiết để điều trị viêm túi mật cấp

Phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật loại bỏ túi mật bằng phương pháp mổ hở sẽ được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị viêm túi mật cấp và có nguy cơ vỡ túi mật. Trường hợp này được gọi là cắt túi mật cấp cứu, tốt nhất cần thực hiện trong vòng 48 tiếng nhập viện.

Trường hợp người bệnh đáp ứng tốt với thuốc nhưng khi sức khoẻ đã ổn định, chức năng túi mật lại bị suy giảm nhiều, thành túi mật dày, khả năng co bóp kém… thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ cắt túi mật nội soi. Ngược lại, nếu chức năng túi mật vẫn còn tốt, sử dụng thảo dược hỗ trợ kết hợp với chế độ ăn lành mạnh chính là chìa khóa giúp người bệnh phòng viêm túi mật tái phát, trì hoãn mổ.

Để được tư vấn về các thảo dược hỗ trợ kiểm soát viêm túi mật, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến chuyên gia theo số hotline 0981.238.218 để được tư vấn.

ĐT-218.jpg

Cách điều trị viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật mạn tính là kết quả sau nhiều đợt viêm túi mật cấp tính. Để điều trị viêm túi mật mạn tính, nhất là trường hợp túi mật đã mất hoàn toàn chức năng, các bác sĩ Tây Y thường chỉ định cho người bệnh cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở. 

  • Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Người bệnh thường được ra viện trong ngày, không cần nhập viện vì can thiệp ít xâm lấn, thời gian hồi phục ngắn.
  • Phẫu thuật mổ hở cắt túi mật: Được chỉ định khi người bệnh không thể mổ nội soi, cần điều trị nội trú 7-10 ngày.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể giải quyết dứt điểm tình trạng viêm túi mật. Tuy nhiên sau mổ, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì thế, những người bệnh có chức năng túi mật chưa suy giảm quá nhiều thường lựa chọn trì hoãn phẫu thuật bằng cách dùng giải pháp hỗ trợ chức năng gan mật như thảo dược và thay đổi chế độ ăn, lối sống.

Sử dụng thảo dược kết hợp chế độ ăn có thể giúp người viêm túi mật trì hoãn mổ

Sử dụng thảo dược kết hợp chế độ ăn có thể giúp người viêm túi mật trì hoãn mổ

Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị viêm túi mật

Qua nhiều nghiên cứu, các thầy thuốc đã phát hiện ra 8 thảo dược: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo có tác dụng tốt với người viêm túi mật.

Trong đó, 2 thảo dược Sài hồ và Hoàng bá có chứa nhiều kháng sinh thực vật, giúp ngăn chặn tình trạng viêm túi mật hiệu quả. 6 thảo dược còn lại giúp lợi mật, tăng co bóp túi mật, đặc biệt là giúp bào mòn sỏi mật - nguyên nhân gây ra hơn 90% trường hợp viêm túi mật. 

Cho đến nay, bài thuốc 8 thảo dược quý vẫn là giải pháp hỗ trợ điều trị viêm túi mật và sỏi mật duy nhất từ Đông y đã có nghiên cứu bài bản. Vì thế, không có gì khó hiểu khi bài thuốc này trở thành lựa chọn đầu tay của các chuyên gia và nhận được sự tin tưởng của người bệnh đang điều trị viêm tắc túi mật do sỏi.

Những trường hợp không thể mổ cắt túi mật, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng bài thuốc 8 thảo dược này. Việc sử dụng bài thuốc lúc này như một giải pháp cầm chừng để giảm gánh nặng cho túi mật, cải thiện triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải do thiếu dịch mật.

Bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm tan sỏi mật, ngăn chặn viêm túi mật

Bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm tan sỏi mật, ngăn chặn viêm túi mật

Chế độ ăn cho người viêm túi mật

Ngoài thực hiện theo phác đồ được chỉ định, người bệnh cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt để nâng cao hiệu quả chữa viêm túi mật.

Viêm túi mật nên ăn gì?

  • Thực phẩm chứa chất béo tốt (dầu oliu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bơ…), rau xanh, trái cây tươi...
  • Các loại thịt trắng như vịt, gà, nạc không mỡ, cá.
  • Thực phẩm tươi thay cho thực phẩm đóng gói, ướp lạnh.
  • Các loại sữa tách béo, tách bơ.

Viêm túi mật không nên ăn gì?

  • Các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, thịt xông khói.
  • Đồ chiên béo, thức ăn nhanh, đóng hộp.
  • Chất kích thích như cafein, nicotin (rượu, bia,..).
  • Các loại gia vị, đồ ăn cay nóng, nước ngọt…

Để tăng hiệu quả trị viêm túi mật, người bệnh cần hạn chế ăn đồ dầu mỡ

Để tăng hiệu quả trị viêm túi mật, người bệnh cần hạn chế ăn đồ dầu mỡ

Giải đáp các câu hỏi liên quan về điều trị viêm túi mật

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến quá trình chữa viêm túi mật, bạn tham khảo thêm để biết cách lựa chọn cho mình giải pháp đúng đắn nhất.

Viêm túi mật có phải mổ không?

Không phải mọi trường hợp điều trị viêm túi mật đều phải mổ. Bác sĩ thường chỉ định mổ cắt túi mật khi túi mật mất hoàn toàn chức năng do viêm tái phát nhiều lần hoặc khi viêm túi mật gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Mổ viêm túi mật có nguy hiểm không?

Mổ viêm túi mật có nguy hiểm vì có thể gây ra những rủi ro như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, tổn thương đường mật, nhiễm khuẩn huyết… 

Đặc biệt, sau khi không còn túi mật, người bệnh thường bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu…) kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nặng nề hơn, có đến 50% người bệnh sau cắt túi mật lại tiếp tục bị tái phát sỏi đường mật chỉ trong vòng 3-5 năm. 

TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hoá, viện 103) chia sẻ về những rủi ro sau khi cắt túi mật

Xem thêm: Phác đồ điều trị sỏi túi mật vượt trội nhất

Trên đây là thông tin về điều trị viêm túi mật mà người bệnh cần biết. Tuy cách điều trị bệnh viêm túi mật có thể khác nhau đôi chút giữa trường hợp bị cấp tính và mạn tính nhưng chỉ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

ĐT-218.jpg

Tham khảo: nhs.uk, nhsinform.scot, ncbi.nlm.nih.gov, mayoclinic.org, sciencedirect.com

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật