Dù polyp túi mật đa phần là lành tính nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ khoảng 8% có nguy cơ tiến triển thành ung thư và cần phải điều trị. Vậy chẩn đoán và điều trị polyp túi mật như thế nào là hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật là một dạng tăng sản lành tính niêm mạc túi mật. Bệnh chủ yếu gặp ở người trưởng thành và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Nếu so với sỏi túi mật thì polyp túi mật ít gặp hơn sỏi túi mật.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành polyp túi mật như: chức năng gan mật kém, nồng độ đường máu, mỡ máu cao, béo phì, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virus viêm gan… Tuy nhiên thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chính xác nguyên nhân hình thành polyp túi mật.

Cách nhận biết polyp túi mật

Đa số người bị mắc polyp túi mật không có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, chỉ phát hiện ra bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi kiểm tra các bệnh lý khác. Trong các trường hợp polyp gây rối loạn bài tiết dịch mật hay có sỏi tủi mật hoặc viêm túi mật kèm theo, người bệnh có thể đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải, đau thường xuất hiện sau bữa ăn chứa nhiều chất béo kèm theo đầy bụng, khó tiêu.

Siêu âm ổ bụng là phương pháp đơn giản và có độ chính xác lên tới trên 90% trong chẩn đoán polyp túi mật. Siêu âm cho phép xác định được polyp, vị trí, kích thước và hình dạng polyp, ngoài ra còn giúp theo dõi sự tiến triển để có biện pháp xử trí thích hợp.

Siêu âm là phương pháp thường dùng trong chẩn đoán polyp túi mật

Siêu âm là phương pháp thường dùng trong chẩn đoán polyp túi mật

Polyp túi mật khi nào cần điều trị?

Không phải ai mắc polyp túi mật cũng cần điều trị bởi có tới 92% polyp túi mật có bản chất lành tính, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với polyp túi mật. Với polyp kích thước nhỏ dưới 10mm, người bệnh chỉ cần siêu âm theo dõi định kỳ 3-6 tháng/ lần.

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên phẫu thuật cắt túi mật trong các trường hợp polyp túi mật có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư:

  • Có nhiều polyp, kích thước polyp lớn hơn 10mm hoặc các polyp lớn nhanh hay tăng số lượng trong thời gian ngắn
  • Polyp có chân lan rộng, hình không đều đặn hay một số chỉ số xét nghiệm máu cho thấy có nguy cơ ung thư
  • Người bệnh có các biểu hiện như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, nôn ói, nóng sốt...

Các phương pháp điều trị polyp túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật

Cho tới thời điểm hiện tại, Tây y chưa có loại thuốc nào có thể làm tan được polyp túi mật. Chính vì vậy, với những trường hợp polyp túi mật có nguy cơ ác tính cao thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật phẫu thuật nội soi, người bệnh được thực hiện phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và hồi phục nhanh chóng, ít biến chứng.

Sử dụng thảo dược Đông y

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số thảo dược đông y có khả năng ngăn polyp túi mật phát triển và phòng ngừa nguy cơ ung thư. Theo TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9 - Viện Y học cổ truyền Quân đội), Uất kim (hay còn gọi là Nghệ vàng) có vai trò chống oxy hoá, giúp làm chậm sự phát triển của khối u đồng thời có tác dụng kích thích tiêu hoá và tăng cường sức đề kháng. Trên thế giới hiện nay cũng đang tiến hành điều trị ung thư bằng biện pháp tăng cường miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt chất curcumin trong Uất kim có tác dụng ức chế sự tân tạo (làm mới) mạch máu, ngăn chặn nguồn nuôi dưỡng khối u khiến khối u không phát triển to lên. Do vậy, phương pháp Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh polyp túi mật.

Uất kim có khả năng phòng ngừa ung thư túi mật do polyp

Uất kim có khả năng phòng ngừa ung thư túi mật do polyp

Chế độ ăn phòng ngừa biến chứng

Một chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ khiến polyp túi mật ngày càng phát triển. Vì vậy, người bệnh cần ăn uống điều độ và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

- Thực phẩm nên ăn: Người bị polyp túi mật nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên chọn những thực phẩm chứa chất béo tốt có nguồn gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu hướng dương… thay vì chất béo động vật để giảm cơn đau túi mật.

- Thực phẩm nên kiêng: những thực phẩm chứa nhiều cholesterol như da, mỡ và nội tạng động vật. Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Phần lớn polyp túi mật không gây nguy hiểm nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần siêu âm theo dõi định kỳ và biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp thì chẳng ngại nguy cơ ung thư.

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật