Nhiều người cho rằng sỏi mật phẫu thuật là xong nhưng thực tế sỏi vẫn tái phát với tỷ lệ khá cao. Đây là mối lo chung của cả thầy thuốc và người bệnh sau phẫu thuật. Vậy tại sao sỏi mật hay tái phát và làm sao để phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả? Hãy cùng kimdomkhang tìm hiểu trong bài viết sau.

Tại sao sỏi mật, sỏi ống mật chủ hay tái phát?

Dựa vào tính chất của sỏi người ta phân chia sỏi mật, sỏi ống mật chủ thành 2 nhóm chính: Sỏi cholesterol - chủ yếu hình thành ở túi mật và sỏi sắc tố (sỏi bilirubinat) - thường xuất hiện trong đường mật, ống mật chủ.

Sỏi cholesterol thường nằm trong túi mật nên nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần phẫu thuật cắt túi mật là đã có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 30% trường hợp đã cắt túi mật rồi nhưng lại tái phát sỏi trong đường mật.

Điều này là do việc phẫu thuật chỉ loại bỏ được viên sỏi đang có nhưng lại không loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi. Đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến yếu tố cơ địa, sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, nhiễm khuẩn hay vận động đường mật kém. Một số trường hợp, việc mổ cắt túi mật có thể để lại sẹo hoặc sót sỏi khiến dịch mật bị ứ đọng, tạo điều kiện cho sỏi mới hình thành.

Ngoài ra, nguy cơ tái phát sỏi mật cũng tăng ở những người bị rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, gan nhiễm mỡ), đang dùng thuốc giảm mỡ máu hay nội tiết tố.

 

Sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát.

Sau phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật vẫn có thể tái phát.

Với sỏi sắc tố mật, đây là loại sỏi đặc thù, hình thành do nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tái phát loại sỏi này ở Việt Nam rất cao do đặc thù tại nước ta số người nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán) vẫn còn nhiều.

Giun sán và các loại ký sinh trùng đường ruột có thể xâm nhập vào đường mật mang theo nhiều vi khuẩn. Chúng tiết ra những chất làm thay đổi độ tan của bilirubin trong dịch mật. Đồng thời trứng và xác giun chết lại chính là những “nhân” để tạo nên sỏi. Thậm chí giun đã chui lên đường mật một lần thì chúng có thể lên lần hai, lần ba nên nguy cơ tái phát sỏi luôn hiện hữu nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Sỏi mật tái phát có thể dẫn đến rủi ro gì cho người bệnh?

Ước tính khoảng 15 - 42,2% người bệnh phải nhập viện điều trị sỏi mật, sỏi ống mật chủ tái phát. Đây là một con số không nhỏ. Hơn nữa, hầu hết những trường hợp có tái phát sỏi thì phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu chính.

Ngoài những trường hợp mổ cấp cứu hoặc cấp cứu trì hoãn do sỏi gây biến chứng thì điều trị sỏi mật tái phát chủ yếu là mổ phiên (mổ theo kế hoạch). Tuy nhiên, lựa chọn phẫu thuật cần phải cân nhắc thật kỹ dựa vào các yếu tố như vị trí, kích thước, số lượng sỏi, các tổn thương đường mật, các biến chứng có thể xảy ra và việc đáp ứng với điều trị nội khoa.

Đặc biệt, càng phẫu thuật lấy sỏi ở những lần sau thì càng phức tạp hơn lần trước. Vì sau khi mổ nhiều lần, vị trí giải phẫu đã thay đổi, đồng thời chức năng gan, thận, tụy của người bệnh đã bị suy giảm nhiều. Việc thực hiện một ca mổ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh và cả người thân của họ. Chính vì thế, cần hạn chế tối đa nguy cơ phải mổ lại bằng cách chủ động dự phòng tái phát sỏi.

Người bệnh cần ưu tiên phòng ngừa tái phát sỏi mật sau phẫu thuật.

Người bệnh cần ưu tiên phòng ngừa tái phát sỏi mật sau phẫu thuật.

Làm sao để ngăn ngừa sỏi mật tái phát hiệu quả?

Khi đề cập đến vấn đề làm thế nào để phòng ngừa sỏi mật tái phát, TS. BS Dương Xuân Nhương (BV 103) cho biết: với sỏi cholesterol thì cần điều chỉnh chế độ ăn tránh thừa cân, tránh béo phì, rối loạn chuyển hóa đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh càng cần chú ý những điều này. Còn đối với bệnh nhân đã có sỏi mật và đã mổ sỏi mật hoặc can thiệp lấy sỏi thì nên theo khuyến cáo cứ 3 tháng kiểm tra lại một lần. Riêng với sỏi sắc tố mật lại cần chú ý đến vấn đề vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kỳ để dự phòng tái phát sỏi do giun sán.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Đông Y cũng là một giải pháp đã và đang được áp dụng phổ biến để tránh sỏi mật tái phát. Theo TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9, Viện y học cổ truyền Việt Nam), nếu như phương pháp phẫu thuật của Tây Y không tác động được vào nguyên nhân sinh sỏi thì Đông Y lại làm khá tốt điều này.

Đông Y có rất nhiều vị thuốc có thể giúp: thứ nhất là thanh nhiệt, giải độc, lợi mật để dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn; thứ hai là giãn cơ, tăng vận động đường mật để chống ứ trệ dịch mật, thứ ba là bào mòn sỏi. Tất cả những tác dụng này đều tác động vào căn nguyên hình sỏi, nhờ đó tăng cao hiệu quả ngăn ngừa tái phát sỏi, thậm chí là bài sỏi.

Điều trị sỏi mật bằng đông y có nhiều lợi thế giúp phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả

Điều trị sỏi mật bằng đông y có nhiều lợi thế giúp phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả

Điển hình nhất trong các thảo dược Đông Y hỗ trợ điều trị sỏi mật phải kể đến các vị thuốc “nhuyễn kiên” như Kim tiền thảo, vị thuốc giúp giãn cơ, tăng co bóp túi mật như Chỉ xác, Uất kim, hay vị thuốc giúp kháng khuẩn như Hoàng bá, Sài hồ. Sự kết hợp giữa các vị thuốc này sẽ mang đến cho người bệnh thêm một sự lựa chọn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát sỏi mật.

Tại Việt Nam, những vị thuốc này đã có mặt trong Tpcn Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm hỗ trợ cho người bị sỏi mật giúp bài sỏi mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi đường mật đã được Bộ Y Tế cấp phép an toàn. Bạn có thể xem thêm thông tin về sản phẩm này TẠI ĐÂY.

Có thể nói tái phát sỏi mật đã và đang là vấn đề gây “đau đầu” cho cả người bệnh và các nhà chuyên môn. Nhưng bằng cách chủ động trong điều trị, phòng ngừa và sử dụng đúng phương pháp thì vấn đề tái phát sỏi sẽ không còn quá đáng lo ngại nữa.

Tham vấn y khoa: BS Dương Xuân Nhương (BV 103), BS. Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9, Viện y học cổ truyền Việt Nam)

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật