Các phương pháp mới để điều trị bệnh sỏi gan ngày càng được quan tâm vì số người mắc bệnh sỏi gan ngày càng nhiều và nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về phương pháp điều trị bệnh sỏi trong gan mới qua bài viết sau đây.
Sỏi trong gan và những biến chứng khó lường
Sỏi gan còn gọi là sỏi đường mật trong gan được xem là một trong những bệnh lý gan mật khá phức tạp và nguy hiểm. Về bản chất sỏi gan cũng chính là sỏi mật nhưng vị trí của chúng là nằm trong các ống gan.
Sỏi nằm ở vị trí này rất dễ gây biến chứng hay tắc mật vì đường dẫn mật trong gan khá nhỏ. Dịch mật bị ứ lại tại gan có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển hoặc là “chất độc” cho cho lá gan. Bởi vậy, không ít trường hợp người bệnh mắc sỏi gan tiến triển thành xơ gan, áp xe gan, thậm chí ung thư gan… Đây đều là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm do sỏi gan gây ra, vì thế, ngay từ những dấu hiệu ban đầu như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu người bệnh nên sớm chú ý để thăm khám và điều trị kịp thời.
Vị trí của sỏi gan
Phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị sỏi gan, việc áp dụng phương pháp nào phù hợp còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe và điều kiện kinh tế của người bệnh.
Sỏi kích thước dưới 5mm, chưa đau thì chưa mổ
Đối với chỉ định điều trị sỏi gan thông thường sỏi kích thước quá bé (dưới 5 mm), chưa đau, chưa gây biến chứng thì chưa mổ, vì sỏi có thể tự di chuyển xuống tá tràng. Lúc này, người bệnh chỉ cần chú ý theo dõi, thay đổi chế độ ăn uống - sinh hoạt cho phù hợp.
Kích thước sỏi trên 5mm
Nếu đường kính sỏi trên 5mm có thể sẽ được chỉ định mổ, trừ trường hợp sỏi gan đơn thuần nằm ở các vị trí khó lấy (đã mổ mà không lấy được hay tái phát sau mổ, bệnh nhân có bệnh mãn tính khác quá nặng đang điều trị nội khoa) sẽ được điều trị bảo tồn bằng thuốc để giảm triệu chứng, ngừa biến chứng giúp người bệnh chung sống hòa bình với sỏi..
Sỏi gan kích thước lớn, gây biến chứng nghiêm trọng cần thực hiện phẫu thuật
Có nhiều phương pháp can thiệp phẫu thuật hoặc bằng nội soi nhiều cải tiến, ít xâm lấn hơn như lấy sỏi, tán sỏi qua da với sóng điện từ, tia laser, nong đường mật hẹp, đặt nòng.
Nội soi tán sỏi
Bác sĩ tạo một đường hầm qua thành bụng tới ống mật chủ và nhu mô gan, sau đó dùng dụng cụ nội soi đưa vào đường mật để tán sỏi.
Lấy sỏi gan qua da
Đây là phương pháp mới và hiện đại, giúp lấy sỏi gan qua da bằng cách đưa ống nội soi vào đường ống mật chủ qua 1 đường rạch nhỏ để đưa rọ vào nghiền sỏi, phương pháp này không chỉ lấy được nhiều sỏi kích thước lớn mà còn lấy được sỏi ở nhiều nơi. Hiện nay, phương pháp mới này đã được bệnh viện Bạch Mai ứng dụng thành công trên 30 bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân già yếu, mổ nhiều lần…
Nội soi ngược dòng ERCP
Phương pháp này chỉ thích hợp cho người bệnh chưa bị chít hẹp đường mật, sỏi nằm ở đường mật lớn, dễ can thiệp. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật
Mổ hở lấy sỏi
Thường phải phối hợp được các kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật bị tắc hẹp. Tuy nhiên, người mắc bệnh về tim mạch hoặc rối loạn đông máu không thực hiện được phương pháp này.
Phẫu thuật cắt gan
Là giải pháp cuối cùng được áp dụng trong điều trị khi mà tất cả các phương pháp trên không thể tiến hành hoặc sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose… vì vậy, chỉ những trường hợp nặng bệnh nhân mới được điều trị bằng giải pháp này.
Tái phát sỏi sau mổ - thách thức lớn trong điều trị
Có một thực tế là sau 3 - 10 năm điều trị sỏi gan có đến 50% bệnh nhân phải nhập viện do sỏi tái phát vì thực tế cho đến nay chưa có thuốc nào có thể làm tan sỏi hoàn toàn, đã can thiệp lấy sỏi, tán sỏi thì bệnh vẫn có thể tái phát. Thậm chí, có những trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2 - 3 lần, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan đã bị tổn thương.
Đặc biệt, với những trường hợp sỏi gan được điều trị bảo tồn hoặc những trường hợp còn sót sỏi, tái phát sỏi sau điều trị thì nguy cơ tắc nghẽn và nhiễm trùng đường mật lên tới 50%. Điều này cho thấy tái phát sỏi gan vẫn là thách thức lớn cho cả giới chuyên gia và người bệnh.
Đi tìm lời giải cho bài toán này, có một bài thuốc chứa 8 vị thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trân, Diệp hạ châu có ưu thế vượt trội trong hỗ trợ cho người sỏi gan, sỏi mật với tác dụng: nhuận mật, bổ gan, tăng cường sự lưu thông dịch mật, từ đó hỗ trợ bài sỏi, hạn chế nguy cơ hình thành và tái phát sỏi.
8 loại thảo dược quý tác động toàn diện lên hệ thống gan mật
Chế độ ăn, lối sống rất quan trọng trong điều trị sỏi gan
Sỏi gan rất khó hỗ trợ triệt để, tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi cao. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ hình thành và tái phát sỏi.
- Chế độ ăn uống: Bạn cần có chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không nên ăn đồ ăn sống, đồ ăn tái chưa được chế biến sạch sẽ, thực hiện tẩy giun 6 tháng/lần. Đồng thời cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, cholesterol; nên tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả; không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích có hại cho gan…
- Chế độ luyện tập: tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày giúp tăng vận động đường mật, làm dịch mật lưu thông dễ dàng hơn nên giúp làm giảm nguy cơ ứ mật.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi gan hiệu quả không chỉ đến từ thuốc hay đơn thuần 1 phương pháp nào, mà cần kiên trì, phối hợp cả dùng thuốc, can thiệp và các dược liệu để hạn chế sỏi tải phát, ngăn ngừa biến chứng.