Sỏi đường mật trong gan sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để chữa bệnh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về bệnh này qua những thông tin trong bài viết sau.
Hiểu về sỏi đường mật trong gan để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh rủi ro
Sỏi đường mật trong gan là gì?
Sỏi đường mật trong gan hay sỏi gan là những viên sỏi mật hình thành tại các ống mật trong gan. Dựa vào vị trí có thể phân loại thành sỏi đường mật trong gan trái và sỏi đường mật gan phải.
Thành phần của sỏi mật trong gan chủ yếu là sắc tố mật bilirubin hay bilirubinat canxi, ở trung tâm viên sỏi có thể tìm thấy xác trứng giun. Tuy nhiên, một số thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ cholesterol trong sỏi gan có xu hướng tăng lên do chế độ ăn giàu chất béo và lối sống ít vận động.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan
Nguyên nhân chính gây bệnh sỏi đường mật trong gan là do ký sinh trùng đường ruột mang theo vi khuẩn chui lên ống mật, khiến cho bilirubin không hòa tan hoàn toàn, từ đó kết hợp với trứng và xác giun trong gan tạo thành sỏi.
Ngoài ra, sỏi ống mật trong gan còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như:
- Rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ… khiến quá trình sản xuất mật tại gan bị bất thường.
- Viêm đường mật hoặc bất thường cấu trúc đường mật trong gan tạo điều kiện cho dịch mật bị ứ trệ tạo sỏi.
- Béo phì, lười vận động....
- Tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình liềm, sốt rét, sốt xuất huyết…
Sỏi đường mật trong gan tạo thành do tích tụ bilirubin trong dịch mật
Các dấu hiệu của bệnh sỏi gan
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn... Nhưng khi sỏi lớn dần và chèn ép các đường ống dẫn mật trong gan, bạn có thể gặp phải 3 dấu hiệu điển hình như sau:
- Đau quặn vùng hạ sườn phải: Có thể lan lên vai phải và ra sau lưng, xảy ra sau bữa ăn nhiều dầu mỡ nhưng cũng có khi đau về đêm (lúc 22 - 24 giờ). Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày và kèm theo buồn nôn, nôn.
- Sốt: Sốt cao đột ngột nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ 37,5 - 38 độ. Sốt thường xảy ra sau cơn đau hạ sườn phải, đau càng nhiều thì sốt càng cao.
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu: Khi bị tắc mật, bilirubin trong dịch mật sẽ thấm vào máu và gây vàng da, ngứa kèm theo vàng mắt, nước tiểu vàng như màu nước trà, phân bạc màu. Triệu chứng vàng da thường xảy ra sau đau và sốt 1 - 2 ngày.
3 triệu chứng này được gọi là “Tam chứng charcot”. Khác với sỏi túi mật, sỏi mật trong gan dù kích thước bé cũng có thể gây các triệu chứng khó chịu. Đó là do đường dẫn mật trong gan chỉ hẹp vài mm.
Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?
Sỏi đường mật trong gan là dạng sỏi mật tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, do sỏi thường nằm ở các vị trí hiểm hóc, mà đường dẫn mật trong gan lại khá nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh sỏi gan có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm mủ đường mật, áp xe gan, viêm gan, xơ gan… cụ thể như sau
- Viêm mủ đường mật: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bị sỏi mật trong gan với đặc điểm là đường mật xơ hóa và chít hẹp, có ổ mủ.
- Áp xe gan, viêm gan, ung thư gan, suy gan: Do hiện tượng ứ trệ dịch mật ở đường dẫn mật, làm cho các độc tố ứ lại ở gan, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây độc tế bào gan, khiến men gan tăng cao.
- Xơ gan: Khi gan bị viêm nhiễm, tổn thương mô gan hồi phục chậm sẽ dẫn tới xơ gan và suy giảm chức năng gan.
- Ung thư đường mật trong gan: Có khoảng 3-10% người mắc bệnh sỏi đường mật trong gan bị ung thư đường mật. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh thường chỉ sống được vài tháng đến vài năm sau khi phát hiện ra bệnh.
- Nhiễm trùng huyết: Xảy ra do tắc mật nặng ở đường dẫn mật trong gan, đây cũng là biến chứng cấp tính, đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh thường sốt cao, rét run, choáng váng và rối loạn huyết động.
Sỏi ống mật trong gan vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ cụ thể tình trạng bệnh của bạn với chuyên gia để nhận được những lời khuyên về cách chữa sỏi đường mật trong gan hữu ích nhất và phù hợp nhất với bản thân.
Chẩn đoán sỏi đường mật trong gan
Ngoài việc dựa vào các triệu chứng điển hình, bác sĩ có thể kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây để chẩn đoán sỏi đường mật trong gan:
- Siêu âm sỏi đường mật trong gan: Đây thường là phương pháp đầu tiên giúp phát hiện sỏi, có ưu điểm là không xâm lấn, chi phí thấp. Tuy nhiên, siêu âm thường có độ nhạy tương đối thấp nên một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm qua nội soi.
- Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP): Là giải pháp vàng trong chẩn đoán và chữa bệnh sỏi đường mật trong gan.
- Chụp CT: Là chỉ định đầu tiên nếu nghi ngờ có sỏi đường mật trong gan.
- Xét nghiệm máu: Tăng các chỉ số bilirubin, aminotransferase, amylase, lipase, bạch cầu.
Các phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Tùy thuộc vào triệu chứng, biến chứng người bệnh đang gặp phải mà sẽ có cách điều trị sỏi gan phù hợp, bao gồm: Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc mổ sỏi đường mật trong gan.
Thuốc điều trị sỏi đường mật trong gan
Sỏi đường mật trong gan uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Đáng tiếc là cho đến nay, các thuốc tan sỏi Tây y chủ yếu có tác dụng với sỏi cholesterol, gần như không có hiệu quả với sỏi gan (sỏi bilirubin). Do đó, người bệnh thường không được chỉ định dùng thuốc và phải chấp nhận chung sống hoà bình với sỏi, theo dõi định kỳ 3 - 6 tháng/ lần, khi nào đau quá thì phẫu thuật.
Hạn chế của các thuốc tan sỏi Tây y là lý do nhiều người bệnh có xu hướng tìm về các giải pháp thiên nhiên từ thảo dược Đông y. Nhất là trong các trường hợp sỏi mật trong gan còn ít, kích thước nhỏ và chưa gây triệu chứng hay biến chứng nghiêm trọng.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp của 8 loại thảo dược truyền thống sau đây có nhiều lợi thế trong hỗ trợ chữa sỏi đường mật trong gan: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu.
Bài thuốc 8 thảo dược quý tạo ra tác động toàn diện lên hệ thống gan mật gồm tăng cường chức năng gan, tăng chất lượng dịch mật, lợi mật, tăng vận động đường mật và kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó, bài thuốc này đem lại 5 lợi ích vượt trội sau cho người bệnh:
- Giúp bào mòn dần và đào thải sỏi ống mật trong gan
- Giảm triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu
- Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi đường mật trong gan
- Ngừa tái phát sỏi sau điều trị
- An toàn, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
Bài thuốc 8 thảo dược quý là giải pháp hỗ trợ chữa sỏi đường mật trong gan toàn diện
Đánh giá về bài thuốc 8 thảo dược quý với người bệnh sỏi đường mật trong gan, TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân - Viện y học cổ truyền Quân đội cho biết: “Các thảo dược y học cổ truyền như Kim tiền thảo có tác dụng bào mòn sỏi. Các kháng sinh thực vật như Diệp hạ châu, Uất kim, Hoàng bá... có tác dụng thanh nhiệt, lợi mật, tăng cường chức năng gan. Vì thế y học cổ truyền có thể tác động vào sỏi gan ngay từ lúc mới phát hiện ra cho tới khi sỏi gây đau, sốt”.
BS Khánh Vân phân tích hiệu quả của bài thuốc 8 thảo dược quý trong hỗ trợ chữa bệnh sỏi đường mật trong gan
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, thích hợp với người chưa bị chít hẹp đường mật. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, tuy nhiên khó có thể lấy được sỏi ở vị trí đường mật hẹp, sỏi kích thước lớn.
Tán sỏi đường mật trong gan bằng laser công suất cao
Bác sĩ sẽ tạo đường hầm qua da vào đường mật, sau đó thực hiện tán (phá vỡ) sỏi gan qua da bằng tia laser và đưa các mảnh sỏi ra ngoài bằng các dụng cụ đặc biệt. Đây là một trong những kỹ thuật có độ khó cao nhất, chi phí khá cao nhưng lại dễ sót sỏi.
Nếu bạn vừa phát hiện bị bệnh sỏi đường mật trong gan và có băn khoăn về cách điều trị, hãy chia sẻ ngay về kích thước sỏi cũng như tình trạng bệnh để được chuyên gia Gan mật 10 năm kinh nghiệm tư vấn cụ thể.
Nội soi lấy sỏi gan qua da
Phương pháp này tiến hành tương tự tán sỏi qua da bằng laser. Tuy nhiên, thay vì dùng laser thì chuyên gia sẽ dùng thiết bị nội soi để tán sỏi, bơm rửa đường mật để tống xuất mảnh sỏi nhỏ xuống ruột, còn mảnh lớn được lấy bằng rọ đưa ra ngoài.
Đây cũng là một kỹ thuật khó, vì vậy cần tiến hành ở các viện uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bên cạnh nguy cơ sót sỏi, người bệnh cần lưu ý thêm một số biến chứng có thể gặp phải bao gồm tổn thương đường mật, chảy máu, nhiễm trùng máu…
Phẫu thuật sỏi đường mật trong gan
Tuỳ vào tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau mà người bệnh sẽ được chỉ định một trong hai phương pháp mổ sỏi đường mật trong gan gồm mổ hở hoặc cắt một phần gan.
- Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: Áp dụng cho người không thể mổ nội soi, thường phải phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại, bao gồm tán sỏi nội soi qua ống mềm, lấy sỏi bằng rọ, nong và đặt stent ống mật bị tắc hẹp.
- Phẫu thuật cắt một phần gan: Áp dụng khi các phương pháp trên không có hiệu quả, sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan khó can thiệp hoặc sỏi đã gây teo, tắc nghẽn và viêm mạn tính đường mật trong gan.
Có tới 50% người bệnh sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp lấy sỏi gan sẽ bị tái phát sỏi sau 3 - 10 năm. Điều này khiến họ buộc phải mổ đi mổ lại nhiều lần, vừa tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe, lại vừa tốn kém chi phí.
Đến thời điểm hiện tại, tái phát sỏi gan vẫn còn là thách thức lớn trong điều trị Tây y. Chính vì vậy, rất cần có những giải pháp giải quyết toàn diện các vấn đề kể trên.
May mắn là dưới ánh sáng của y học hiện đại, việc sử dụng sớm bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo đã được chứng minh giúp cơ thể tự điều hòa chức năng gan mật. Nhờ đó giảm nguy cơ tái phát bệnh sỏi đường mật trong gan và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Sỏi đường mật trong gan nên ăn gì, kiêng gì?
Ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và vitamin tốt cho người bị sỏi mật trong gan
Mặc dù các phương pháp Đông - Tây y đều có thể giúp loại bỏ sỏi ống mật trong gan, nhưng nếu thiếu một chế độ ăn khoa học thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị.
Cụ thể, một chế độ ăn lành mạnh không thể làm tan được sỏi đường mật trong gan nhưng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do sỏi gây ra. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý:
- Nên tăng cường chất xơ và các loại vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi theo mùa, ăn đa dạng nhiều loại rau củ có màu sắc khác nhau.
- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để giảm sự hấp thu cholesterol và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên lựa chọn chất đạm từ thịt nạc, thịt trắng như cá, thịt gia cầm bỏ da hay các loại hạt họ đậu với hàm lượng vừa phải.
- Nên ăn thực phẩm chứa chất béo có lợi như dầu thực vật, quả bơ…
- Nên ăn đồ hấp luộc thay vì chiên xào, thức ăn nhanh.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như thịt đỏ, mỡ động vật, lòng đỏ trứng hay sản phẩm từ sữa béo.
- Hạn chế đồ ăn mặn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ
- Không dùng cà phê, thuốc lá, rượu bia.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách:
- Tập thể dục đều đặn: Bạn nên duy trì các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập thái cực quyền… mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng vận động cho đường mật, tránh ứ trệ dịch mật.
- Giữ tâm lý thoải mái: Bạn nên tránh lo lắng căng thẳng, tức giận bởi tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, khiến bệnh sỏi gan ngày càng trở nên tồi tệ.
Sỏi đường mật trong gan sẽ không còn nguy hiểm và khó điều trị nếu bạn hiểu về nó và biết cách ngăn chặn sỏi phát triển cũng như bài sỏi hiệu quả. Hãy lưu giữ cho mình những nội dung chúng tôi cung cấp phía trên để loại bỏ những nỗi lo lắng về tinh thần và thể chất mà sỏi gan gây ra cho bạn.
Xem thêm: Sỏi đường mật là gì? Phác đồ điều trị sỏi đường mật
Tham khảo: amsety.com, quora.com, nld.com.vn, quora.com, vinmec.com, benhvien103.vn