Biết được chính xác nguyên nhân sỏi mật sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp, từ đó giảm nguy cơ phải phẫu thuật. Dưới đây hãy cùng ban biên tập kimdomkhang.vn điểm lại các nguyên nhân gây bệnh sỏi mật thường gặp nhất và những cách phòng ngừa, điều trị sỏi hiệu quả.
Cần tác động vào toàn bộ nguyên nhân sỏi mật nếu muốn điều trị hiệu quả
Các nguyên nhân gây sỏi mật
Có 3 nguyên nhân gây sỏi mật là mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, giảm vận động đường mật – túi mật và nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên tùy loại sỏi (sỏi túi mật hay sỏi đường mật) mà nguyên nhân gây bệnh sẽ có điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây sỏi túi mật
Nguyên nhân gây ra sỏi túi mật chủ yếu là do dư thừa cholesterol trong dịch mật và giảm co bóp túi mật khiến cholesterol bị tích tụ lại thành sỏi. Điều này giải thích tại sao đa phần sỏi túi mật sẽ là sỏi cholesterol (sỏi có thành phần cholesterol chiếm hơn 80%) chứ không phải sỏi sắc tố.
Tình trạng dư thừa cholesterol trong dịch mật có thể gặp ở người có chế độ ăn giàu chất béo nhưng chủ yếu là do gan - cơ quan sản xuất ra dịch mật - bị suy yếu.
Khi chức năng gan kém, gan có thể tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc quá ít lecithin và acid mật (các thành phần có tác dụng hòa tan cholesterol). Cả hai tình huống này đều làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật, từ đó tạo điều kiện cho sỏi bùn mật hoặc sỏi viên hình thành.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật chủ yếu là dư thừa cholesterol
Nguyên nhân gây sỏi đường mật
Khác với sỏi túi mật, nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ yếu do dư thừa bilirubin (sắc tố mật) trong dịch mật và nhiễm ký sinh trùng giun sán.
- Dư thừa bilirubin: Bình thường, khi hồng cầu chết đi sẽ giải phóng bilirubin và được gan đào thải qua dịch mật. Tuy nhiên, khi thành phần dịch mật bị mất cân bằng, lượng bilirubin trở nên quá dư thừa có thể tích tụ tạo thành nhân sỏi.
- Nhiễm ký sinh trùng: Các ký sinh trùng như giun, sán,... (di chuyển từ ruột non lên đường mật) có thể đẻ trứng, chết và để lại xác trong đường mật tạo nhân sỏi. Lúc này các bilirubin dư thừa trong dịch mật sẽ bám vào và hình thành sỏi đường mật.
Ngoài ra, sỏi đường mật cũng có thể hình thành do vận động đường mật kém hoặc thứ phát do sỏi từ túi mật hay từ đường mật trong gan rơi xuống ống mật chủ (sỏi ống mật chủ).
Để nhận được tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất với bản thân, tác động toàn diện đến nguyên nhân gây ra sỏi mật, tránh phẫu thuật, hãy nhanh chóng liên hệ đến số chuyên gia 0981 238 218.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh sỏi mật
Ngoài 3 nguyên nhân sỏi mật kể trên, có thêm một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Cụ thể:
- Tuổi tác: Tỉ lệ mắc sỏi mật sẽ gia tăng theo lứa tuổi. Nguyên nhân là do khi tuổi càng cao, chức năng gan và khả năng vận động đường mật càng suy giảm.
- Giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc sỏi túi mật cao hơn. Đặc biệt, phụ nữ có thai thường bị giảm khả năng co bóp túi mật, kết hợp với tình trạng rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi.
- Chế độ ăn uống giàu chất béo: Những người có chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, lượng calo cao sẽ dễ bị sỏi mật. Điều này cũng khiến sỏi dễ tăng kích thước và gây đau bụng mật.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia: Các chất kích thích khiến chức năng gan bị suy giảm, dịch mật do gan tạo ra không đảm bảo chất lượng và dễ tích tụ thành sỏi.
- Béo phì, thừa cân: Lượng cholesterol cao ở người béo phì có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh sỏi mật.
- Đang sử dụng một số loại thuốc: thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu, liệu pháp thay thế hormone, estrogen liều cao.
- Mắc các bệnh lý (gan nhiễm mỡ, viêm gan C, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh thiếu máu tan huyết…).
- Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn: Khi này, dịch mật không được tống đẩy thường xuyên xuống ruột non mà tích tụ trong túi mật, lâu ngày dễ hình thành sỏi mật.
Ít ai biết giảm cân quá nhanh là yếu tố nguy cơ bệnh sỏi mật
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu có các yếu tố nguy cơ kể trên, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ và sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát rủi ro. Cách phát hiện sỏi mật hiện nay cũng khá đơn giản, chỉ cần siêu âm ổ bụng là đã có thể chẩn đoán với độ chính xác cao.
Cách phòng tránh bệnh sỏi mật hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh sỏi mật đơn giản và hiệu quả nhất là thay đổi lối sống theo các hướng dẫn sau:
- Ăn hạn chế các thực phẩm làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật như chất béo từ mỡ/động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên rán
- Tăng cường rau củ quả giàu chất xơ; không bỏ bữa; uống đủ nước để giúp hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Giảm cân nếu thừa cân nhưng không nên nôn nóng vì giảm quá nhanh sẽ khiến dịch mật bị ứ trong túi mật và kết tụ thành sỏi. Số cân nặng giảm mỗi tuần nên khống chế chỉ không quá 1 kg.
- Thường xuyên vận động 30 phút mỗi ngày bằng cách tập thể dục hoặc làm việc nhà, leo cầu thang… Điều này sẽ làm tăng nhu động mật, tránh ứ trệ dịch mật gây sỏi.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để tránh các loại ký sinh trùng này lạc vào đường mật, để lại trứng, xác giun tạo nhân sỏi.
Ngoài ra, nếu có các bệnh về gan, bệnh rối loạn chuyển hóa (tiểu đường)... bạn cần điều trị tốt các bệnh lý này để giảm nguy cơ sỏi hình thành trong hệ thống gan mật.
Xem thêm: Bị sỏi mật có nguy hiểm không?
Nếu bị sỏi mật, bạn nên điều trị như thế nào?
Cách điều trị sỏi mật sẽ thay đổi tùy theo việc sỏi đã gây biến chứng chưa. Nếu sỏi đã gây biến chứng, đau đớn dữ dội, can thiệp/phẫu thuật sẽ là lựa chọn ưu tiên để tránh nguy hiểm tính mạng.
Ngược lại khi sỏi chưa gây biến chứng, chức năng túi mật còn tốt thì chưa cần phải phẫu thuật. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thuốc trị sỏi mật, tán sỏi qua da hoặc dùng thảo dược để giúp làm tan sỏi.
Trong những cách trị sỏi túi mật tại nhà thì việc sử dụng 8 thảo dược như Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo là cách được nhiều người ưu tiên hơn cả do có độ an toàn cao và hiệu quả trên nhiều loại sỏi. Theo TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội), điểm mạnh của 8 thảo dược này là có thể tác động vào nguyên nhân gây sỏi mật, cụ thể:
- Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo: Giúp tăng cường chức năng gan, ổn định chất lượng dịch mật.
- Uất kim, Chi tử, Chỉ xác: Giúp tăng co bóp túi mật, tăng vận động đường mật.
- Hoàng bá, Sài hồ: Kháng khuẩn, kháng viêm.
Nhờ đó, khi người bệnh sử dụng kết hợp 8 thảo dược này sẽ vừa bào mòn được sỏi, giảm rõ rệt những dấu hiệu sỏi mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu; vừa ngăn sỏi tái phát trở lại. Nhiều chuyên gia và người bệnh cũng đánh giá sự kết hợp của 8 thảo dược quý chính là cách đẩy sỏi mật ra ngoài hiệu quả, chính thống và an toàn nhất hiện nay. Lời khuyên cho bệnh nhân bị sỏi mật là nên lựa chọn kết hợp đồng thời 8 thảo dược quý với một chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh trong ít nhất 3-6 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
8 thảo dược quý đem lại tác động toàn diện với bệnh sỏi mật
Hy vọng, những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nguyên nhân sỏi mật, từ đó biết cách phòng ngừa hoặc có phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu có băn khoăn, hãy gọi ngay tới số 0981.238.218 để được dược sĩ tư vấn.
Tài liệu tham khảo: webmd.com, nhs.uk, healthline.com