Sỏi bùn túi mật chính là dấu hiệu báo động của sỏi túi mật. Thành phần dịch mật kết tinh lại ở dạng bùn mềm và chưa tạo thành sỏi nhưng bạn không được coi thường. Bởi sỏi bùn túi mật rất nhanh tăng kích thước và dễ gây viêm, khiến túi mật mất chức năng và phải phẫu thuật loại bỏ cơ quan này. Bài viết sau giúp bạn hiểu thế nào là sỏi bùn túi mật và những thông tin quan trọng về bệnh, từ đó có giải pháp điều trị kịp thời, tránh các rủi ro có thể gặp phải.
Sỏi bùn túi mật dễ gây viêm và khiến người bệnh phải phẫu thuật loại bỏ cả túi mật
Sỏi bùn túi mật là gì?
Sỏi bùn túi mật là hỗn hợp dịch nhầy của muối canxi bilirubinat và các tinh thể cholesterol trong dịch mật. Theo thời gian dài, sỏi bùn ở túi mật có thể kết tụ thành viên sỏi cholesterol và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Triệu chứng sỏi bùn túi mật
Đa số trường hợp sỏi bùn túi mật sẽ không có triệu chứng và người bệnh chỉ tình cờ biết bệnh khi đi khám. Số ít người khác sẽ có triệu chứng mơ hồ hoặc chỉ thấy rõ ràng khi bị biến chứng viêm túi mật.
Triệu chứng sỏi bùn túi mật chính thường là đau bụng, đặc biệt là ở phía trên bên phải của bạn dưới xương sườn. Cơn đau này có thể tăng ngay sau bữa ăn.
Các triệu chứng khác bao gồm: Đau ngực, đau vai phải, buồn nôn và ói mửa, lợm giọng, phân giống như đất sét, sốt, đầy trướng, khó tiêu. Trong đó, sỏi bùn túi mật thường gây đầy trướng, khó tiêu rõ ràng hơn triệu chứng sỏi túi mật dạng viên.
Trường hợp các cơn đau hạ sườn phải ngày càng trở nên nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều giờ, kèm theo cả nôn sốt, vàng da, vàng mắt… thì rất có thể sỏi bùn túi mật đã gây biến chứng nguy hiểm và nên được nhập viện sớm để xử trí.
Bệnh sỏi bùn túi mật thường xuyên là “chủ nhân” của các cơn đau quặn hạ sườn phải
Nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân sỏi bùn túi mật được hình thành chủ yếu do sự dư thừa cholesterol trong dịch mật và giảm co bóp túi mật.
Trong đó, sự dư thừa cholesterol trong dịch mật là hệ quả tất yếu khi chức năng gan bị rối loạn, có thể do viêm gan, rượu bia, xơ gan, gan nhiễm mỡ, tác dụng phụ của thuốc Tây… Còn túi mật giảm co bóp khiến dịch mật dễ tích tụ lại và hình thành sỏi.
Một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật gồm:
- Người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu
- Giảm cân đột ngột, ăn kiêng quá mức dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.
- Bạn đã trải qua cuộc phẫu thuật dạ dày
- Những người không thể ăn uống như bình thường, chỉ nhận dinh dưỡng lỏng qua đường đến tĩnh mạch
- Bạn đang sử dụng một số loại thuốc: Thuốc tiểu đường, thuốc kháng sinh,..
- Mang thai, có thể gây căng thẳng túi mật, cũng có thể gây ra sỏi bùn ở túi mật. May mắn là sỏi bùn trong túi mật do thay đổi nội tiết tố khi mang thai thường tự hết lúc hết thai kỳ.
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi bùn túi mật dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm trên hệ thống gan mật
Bệnh sỏi bùn túi mật có nguy hiểm vì ít dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Người bệnh chỉ vô tình phát hiện khi đi khám bệnh khác hoặc khi sỏi đã gây biến chứng. Lúc này, việc điều trị thường chỉ còn giải pháp duy nhất là cắt bỏ túi mật để tránh rủi ro.
Thêm vào đó, sỏi túi mật sỏi bùn còn rất dễ tái phát, dù đã cắt túi mật thì sỏi vẫn có thể nhanh chóng hình thành trong đường mật. Điều này khiến người bệnh đối diện với việc phải tái phẫu thuật để điều trị sỏi, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần.
Kích thước sỏi bùn túi mật tăng rất nhanh theo thời gian và cuối cùng tích tụ lại tạo thành sỏi túi mật. Những trường hợp sỏi lớn, gây ra tắc nghẽn trong ống mật, cần điều trị ngay lập tức.
Biến chứng phổ biến nhất do sỏi bùn trong túi mật gây ra là viêm túi mật, khiến người bệnh phải cắt túi mật. Túi mật bị viêm còn gây xói mòn thành túi mật, dẫn đến thủng, rò rỉ dịch mật vào khoang bụng gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu.
Sỏi túi mật dạng bùn có thể di chuyển theo dịch mật ra ống mật chủ, gây viêm đường mật. Một số trường hợp hy hữu, sỏi túi mật sỏi bùn còn có thể gây viêm tụy cấp, dẫn đến sốc hoặc thậm chí tử vong.
Sỏi túi mật dạng bùn có thể không còn nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia để nhận lời khuyên về cách chữa bệnh sỏi bùn túi mật phù hợp nhất với bản thân.
Cách điều trị sỏi bùn túi mật
Cách chữa bệnh sỏi bùn túi mật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng hay biến chứng mà sỏi gây ra, bệnh lý mắc kèm, sức khỏe người bệnh…
Hiện nay, có 2 cách chữa sỏi bùn túi mật chủ yếu là uống thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn, lối sống hoặc phẫu thuật cắt túi mật.
Thuốc chữa sỏi bùn túi mật
Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì để tan sỏi là băn khoăn của nhiều người bệnh. Câu trả lời là bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc làm tan sỏi Tây y hoặc thảo dược Đông y. Một vài trường hợp sỏi đã gây biến chứng, các thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau... có thể được kê thêm để ổn định triệu chứng.
Thuốc chữa sỏi bùn túi mật Tây y thường có bản chất là acid mật (acid ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic) hoặc hỗn hợp tinh dầu (rowachol).
- Mọi người cần sử dụng kiên trì trong một thời gian dài, tối thiểu từ 6 tháng đến 2 năm
- Chỉ áp dụng cho những sỏi nhỏ dưới 15mm.
- Gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu, táo bón, đau hạ sườn phải), làm nặng thêm triệu chứng sỏi bùn túi mật và khiến người bệnh khó theo đủ liệu trình.
- Không có tác dụng chống viêm nên nhiều trường hợp vẫn phải cắt túi mật vì biến chứng trong thời gian dùng thuốc.
- Không tác dụng vào nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật nên dù có điều trị thành công, sỏi vẫn nhanh chóng tái phát
Chính vì các thuốc điều trị sỏi bùn túi mật Tây y còn nhiều hạn chế nên hầu như rất ít được bác sĩ chỉ định trên lâm sàng. Thay vào đó, xu hướng sử dụng thảo dược Đông y trong điều trị sỏi bùn túi mật lại trở nên phổ biến hơn bởi 5 lợi thế:
- Thời gian sử dụng từ 3-6 tháng đã bắt đầu có hiệu quả giảm kích thước sỏi bùn ở túi mật
- Hiệu quả với mọi kích thước sỏi bùn túi mật
- An toàn, không gây tác dụng phụ mà lại hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện triệu chứng sỏi bùn túi mật
- Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nên ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật, giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật.
- Tác động vào nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật (tăng cường chức năng gan, tăng vận động túi mật), giúp ngăn sỏi tái phát sau điều trị.
Có nhiều bài thuốc đã ra đời với mục đích đáp ứng 5 điều trên. Tuy nhiên đến nay, chỉ duy nhất bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ.
Với tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, bài thuốc 8 thảo dược quý được xem như giải pháp giúp bào mòn sỏi bùn trong túi mật hiệu quả, cải thiện triệu chứng do sỏi, ngăn biến chứng viêm túi mật và phòng sỏi tái phát.
Bài thuốc 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu về hiệu quả làm tan sỏi túi mật dạng bùn
Dù sử dụng thuốc chữa sỏi bùn túi mật Tây y hay Đông y, người bệnh vẫn cần kết hợp với một chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh. Tuy không giúp làm tan sỏi bùn túi mật nhưng các yếu tố hỗ trợ này cũng quyết định đến 50% hiệu quả điều trị.
- Sỏi bùn túi mật kiêng ăn gì?
Hạn chế rượu bia, ăn ít chất béo và ít dầu mỡ (hạn chế mỡ, nội tạng động vật, trứng, sữa, bơ, thịt đỏ, các món chiên, rán, xào...), giảm thực phẩm giàu bột đường (đồ ngọt). Các thực phẩm này khiến sỏi túi mật dạng bùn tăng kích thước và gây biến chứng.
- Sỏi bùn túi mật nên ăn gì?
Tăng cường ăn rau, củ, quả tươi hoặc các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (gạo lứt, trái bơ, đậu bắp...). Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, táo…) để ngăn sỏi bùn ở túi mật hình thành cũng như cải thiện tình trạng đầy trướng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy do sỏi gây ra.
Bên cạnh đó, hãy tự tạo dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày, ví dụ như đi bộ, tập thể, gym, yoga, bơi… Chỉ cần tối thiểu 30 phút mỗi ngày cũng giúp cải thiện vận động túi mật, hỗ trợ quá trình tống đẩy sỏi bùn trong túi mật theo dịch mật ra ngoài.
Phẫu thuật cắt túi mật
Khi bệnh sỏi bùn túi mật gây biến chứng viêm túi mật tái phát nhiều lần với triệu chứng đau quặn hạ sườn phải, hoặc mắc kèm polyp túi mật, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên phẫu thuật cắt túi mật.
Hiện nay, cắt túi mật nội soi được áp dụng phổ biến với ưu điểm là ít đau và có tính thẩm mỹ cao, người bệnh có thể ra viện trong ngày, thời gian hồi phục ngắn.
Điều quan ngại nhất sau khi loại bỏ hoàn toàn túi mật là những di chứng trên hệ thống gan mật và tình trạng tái phát sỏi. Cụ thể, dịch mật sản xuất từ gan sẽ đổ thẳng xuống ruột non mà không được cô đặc và điều tiết bởi túi mật, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Nghiên cứu tại viện 103 cũng cho thấy có đến 50% trường hợp tái phát sỏi chỉ sau 3-5 năm phẫu thuật cắt túi mật.
Để ngăn ngừa rủi ro, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc từ 8 thảo dược quý càng sớm càng tốt sau phẫu thuật: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Không chỉ có tác dụng làm tan sỏi túi mật sỏi bùn, bài thuốc này cũng đã có nghiên cứu trên người bệnh sau mổ sỏi mật cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá chỉ sau 2-4 tuần, ngăn sỏi tái phát và giúp cơ thể tự cân bằng lại hoạt động gan mật.
Nếu bạn đang bị sỏi bùn túi mật và phân vân không biết nên điều trị thế nào, hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia để nhận được lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
Sỏi bùn túi mật có hết không?
Bệnh sỏi bùn túi mật hoàn toàn có thể hết nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.
Thậm chí, một số trường hợp trẻ bị sỏi bùn túi mật còn tự khỏi mà không cần điều trị. Ở đối tượng này, vận động túi mật còn tốt, chức năng gan đảm bảo nên chất lượng dịch mật cũng tốt. Vì thế, khi sỏi bùn túi mật được hình thành thì nhanh chóng được tống đẩy theo dịch mật xuống ruột non rồi ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng chuyển biến xấu, tốt nhất bạn vẫn nên tìm hiểu cách chữa sỏi bùn túi mật càng sớm càng tốt.
Ngày nay, khi đời sống ngày càng phát triển, cùng với chế độ ăn uống “vội vàng” và lối sống công nghệ, lười vận động nên tỷ lệ người mắc bệnh như sỏi bùn túi mật ngày càng gia tăng. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này, bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: Sỏi bùn mật có nguy hiểm không?
Nguồn: medicalnewstoday.com, everydayhealth.com, healthline.com