Sỏi bùn mật là bước đầu tiên trong quá trình hình thành sỏi mật. Tuy nhiên, bản thân sỏi bùn dù có kích thước nhỏ nhưng cũng dễ gây viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây sỏi bùn mật

Túi mật là một cơ quan nằm bên dưới gan, có vai trò lưu trữ dịch mật do gan sản xuất ra và co bóp đổ mật vào đường tiêu hóa khi cần thiết. Nếu dịch mật tích tụ quá lâu trong túi mật, nước bị hấp thu đi dẫn đến các tinh thể cholesterol, sắc tố mật canxi bilirubinat và muối khoáng canxi của dịch mật có thể đặc lại tạo thành bùn mật (sỏi bùn).

 Hình ảnh sỏi bùn mật

 Hình ảnh sỏi bùn mật

Sỏi bùn mật thường gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc phụ nữ mang thai, những người bị thừa cân, béo phì, ghép tạng cũng là những đối tượng có nguy cơ cao hình thành sỏi bùn mật

Triệu chứng của sỏi bùn mật

Nhiều người mắc sỏi bùn mật thường không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào do đó việc phát hiện bệnh là khá khó. Chỉ đến khi, sỏi bùn làm tắc nghẽn dịch mật hoặc dẫn đến các biến chứng viêm cấp thì người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng bao gồm:

- Đau bụng mật: Vị trí ở vùng bụng trên bên phải, xuất hiện một khoảng thời gian ngắn sau bữa ăn.

- Đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn, nôn.

- Sốt trong trường hợp có nhiễm khuẩn đường mật, túi mật.

- Phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt trong trường hợp tắc mật.

 

Sỏi bùn mật gây ra những cơn đau bụng mật điển hình

Sỏi bùn mật gây ra những cơn đau bụng mật điển hình

Sỏi bùn mật có nguy hiểm không?

Nếu mắc sỏi bùn mật nhưng không có triệu chứng thì chưa nguy hiểm, người bệnh không nên quá lo lắng. Trong một số trường hợp, sỏi bùn mật có thể theo dịch mật xuống đường tiêu hóa và không bị tích tụ để tạo thành sỏi mật. Các trường hợp còn lại, sỏi bùn mật có thể dày thêm, trở nên cứng rắn hơn và hình thành sỏi mật (sỏi viên).

Khi sỏi bùn mật đã có triệu chứng thì cũng là lúc sỏi gây biến chứng nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, hoặc viêm túi mật cấp, viêm mủ túi mật, áp xe… Người bệnh cần phải điều trị tích cực để khắc phục tình trạng viêm nhiễm, thậm chí nhiều trường hợp còn phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, do yếu tố cơ địa nên sỏi bùn rất dễ tái phát nếu người bệnh không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cách điều trị và phòng ngừa sỏi bùn mật

Việc điều trị sỏi bùn mật tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Nếu sỏi bùn không gây triệu chứng hoặc chỉ là những triệu chứng mơ hồ, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc có thể làm tan sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ sỏi bùn gây biến chứng và hình thành sỏi viên. Trong một số trường hợp, sỏi bùn mật gây biến chứng nghiêm trọng khiến người bệnh đau bụng thường xuyên, vàng da, vàng mắt, nôn, sốt... các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phẫu thuật cắt túi mật.

Bên cạnh đó, bị sỏi bùn mật nên ăn gì- kiêng gì cũng là điều mà bạn cần quan tâm. Tuy không giúp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể nhưng một chế độ ăn uống khoa học có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Trái cây giàu vitamin C giúp giảm đầy trướng, chậm tiêu

Trái cây giàu vitamin C giúp giảm đầy trướng, chậm tiêu

- Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C.

- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol như đồ chiên rán, mỡ và nội tạng động vật.

- Ăn ít đồ ngọt, tinh bột tinh chế trong các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt…

- Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh và tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng là một giải pháp hiệu quả với nhiều người mắc sỏi bùn mật. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sự kết hợp của 8 thảo dược quý (Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo) đem lại tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: kích thích gan sản xuất ra dịch mật, tăng co bóp túi mật để bào mòn, tống đẩy bùn mật hiệu quả, phòng ngừa biến chứng và ngăn sỏi tái phát.

Sỏi bùn mật tuy dễ gây biến chứng viêm túi mật nhưng nếu người bệnh tuân thủ tốt chỉ định của bác sĩ kết hợp với thay đổi chế độ ăn, lối sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này, không lo biến chứng sỏi mật.

Tham khảo

http://www.healthline.com/health/gallbladder-sludge#treatment6 

https://www.everydayhealth.com/gallbladder/sludge-in-the-gallbladder.aspx

------------------------------

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật