Viêm túi mật gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa. Mặt khác, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng khiến tình trạng viêm túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì cho phù hợp? Mời bạn đọc thông tin chi tiết ngay sau đây.
Chế độ ăn quan trọng như thế nào với người viêm túi mật?
Túi mật có chức năng dự trữ dịch mật, điều tiết việc bài xuất dịch mật xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy khi túi mật bị viêm sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Viêm túi mật dù là cấp tính hay mạn tính cũng đều khiến người bệnh bị đau bụng vùng hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu có thể kèm theo buồn nôn và nôn sau những bữa ăn. Chính vì vậy, người bệnh phải có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tối đa các triệu chứng này và ngăn bệnh không tiến triển nặng thêm
Người bị viêm túi mật cần tuân thủ chế độ ăn khoa học
Bị viêm túi mật kiêng ăn gì?
Người bị viêm túi mật nên hạn chế các loại thức ăn khó tiêu và các thức ăn có tính kích thích vì chúng sẽ khiến túi mật phải hoạt động nhiều hơn, các triệu chứng của viêm túi mật trở nên trầm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol: mỡ và nội tạng động vật, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, các loại sữa béo, phô mai…
- Thực phẩm chứa chất đạm khó tiêu: lòng đỏ trứng gà, các loại thịt có màu đỏ (bò, cừu và lợn), thịt xông khói…
- Các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga…), thức ăn cay (chứa ớt, tiêu hoặc mù tạc…) sẽ gây kích thích túi mật. Vì thế, người bị viêm túi mật cần hạn chế những thực phẩm này.
Thực phẩm người viêm túi mật nên ăn
Tùy vào tình trạng của từng người bệnh là viêm túi mật cấp hay mạn tính mà có chế độ ăn uống phù hợp.
- Đối với viêm túi mật cấp tính, túi mật cần được nghỉ ngơi tối đa để tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh chỉ nên ăn nhẹ, một ngày ăn nhiều bữa nhỏ với những loại thực phẩm dễ tiêu và không chứa chất béo như cháo trắng, nước rau củ quả, súp; tăng cường chất xơ để chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa. Uống sữa ít đường, sữa gạo, sữa đậu nành hoặc sữa bò đã tách bơ, tách béo.
- Đối với viêm túi mật mạn tính hoặc viêm túi mật cấp tính đã được cải thiện, người bệnh có thể ăn uống gần như bình thường, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên ăn quá nhiều thịt, chỉ nên chọn các loại thịt trắng như thịt gà, vịt, cá hoặc thịt nạc không mỡ.
- Chọn thức ăn tươi, hạn chế đồ hộp, đồ chế biến sẵn.
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, đạm và chất béo từ thực vật để vừa hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế hấp thu cholesterol, vừa cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông dịch mật, tăng thải độc tố cho gan.
Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe gan mật
Một số món ăn tốt cho người bị viêm túi mật
Canh cá chép - đậu đỏ
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 120g đậu đỏ, 6g vỏ quýt.
Cách làm: Cá chép giết mổ, bỏ vảy và nội tạng rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, thêm đậu đỏ, vỏ quýt nấu chung, cho đến khi chín nhừ.
Tác dụng: cá chép, đậu đỏ giúp giảm ứ trệ dịch mật, vỏ quýt có tác dụng kích thích tiêu hóa. Dùng cho người bị viêm túi mật, sỏi mật cấp tính, hoặc đợt bộc phát cấp tính của viêm túi mật mạn tính, hoặc người bệnh có triệu chứng vàng da vàng mắt.
Canh đậu phụ - nấm tuyết
Nguyên liệu: 250g đậu phụ, 50g ngân nhĩ (nấm tuyết), 100g nấm rơm tươi.
Cách làm: Nấm rơm tươi, ngân nhĩ rửa sạch, đậu phụ cắt lát, đổ nước vừa đủ, nấu chung nửa giờ cho đến khi nấm rơm chín nhừ, rồi thêm gia vị vừa đủ. Ngày dùng 1 lần trong vòng nửa tháng.
Tác dụng: Đậu phụ, ngân nhĩ, nấm rơm giúp thanh nhiệt giải độc, tăng tiết dịch mật. Dùng cho người bị viêm túi mật, sỏi mật, xơ gan, ung thư gan…
Gà hạt lựu xào măng
Nguyên liệu: 250g thịt ức, 50g măng, 12g câu kỷ tử, bột năng, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Thịt ức gà cắt hạt lựu, măng cắt hạt lựu, thịt ức gà thêm muối, bột năng để ướp. Dấm, nước tương, bột năng làm nước sốt, sử dụng sau. Câu kỷ tử dùng nước ấm rửa sạch, để ráo. Bắc chảo lên bếp có lửa to, đổ dầu cho nóng, xào thịt ức gà, thêm rượu, măng đảo đều, thêm nước xốt, rắc hành hoa, câu kỷ tử đảo đều, múc ra đĩa.
Tác dụng: Thịt gà dễ tiêu, câu kỷ tử giúp tăng cường chức năng gan, măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Các thứ dùng phối hợp, giúp làm cải thiện tình trạng viêm túi mật. Dùng cho người bị viêm túi mật, sỏi mật, bệnh viêm gan mạn tính.
Chè đậu đỏ - đậu phộng
Nguyên liệu: 60g đậu đỏ, 30g đậu phộng cả vỏ lụa, 10 quả đại táo, 50g đường đỏ.
Cách làm: Đậu đỏ và đậu phộng vo sạch cho vào nồi, đổ 2 lít nước, dùng lửa nhỏ nấu 1,5 giờ, thêm đại táo, đường đỏ, tiếp tục nấu nửa giờ cho đến chín nhừ. Mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.
Tác dụng: Đậu đỏ, đậu phộng là nguồn dinh dưỡng phong phú, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Đại táo giúp bổ gan. Dùng cho người bị viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan mạn tính.
Bổ sung thảo dược tốt cho gan mật
Sử dụng thảo dược trị viêm túi mật là giải pháp được nhiều người lựa chọn
Phần lớn nguyên nhân gây viêm túi mật là do sỏi mật. Chính vì vậy, bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh viêm túi mật cũng nên sử dụng thêm một số thảo dược quý giúp bài sỏi mật như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ. Sự kết hợp của 8 loại thảo dược này giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, chậm tiêu, đầy trướng do viêm túi mật; hỗ trợ bào mòn sỏi mật và ngăn bệnh tái phát. Hiện nay đã có một số sản phẩm hỗ trợ bài sỏi mật ứng dụng 8 thảo dược này, bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Viêm túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì là điều mà tất cả người bệnh cần đặc biệt quan tâm. Nếu bạn áp dụng đúng chế độ ăn uống trên đây thì tình trạng viêm túi mật sẽ mau chóng được cải thiện và tránh nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật.