Polyp túi mật phần lớn là lành tính, nhưng không ít người bệnh vẫn bị khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn khi ăn. Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn hạn chế được sự phát triển của polyp và giảm thiểu các triệu chứng của khó chịu trên đường tiêu hóa. Đọc bài viết sau đây để biết được polyp túi mật nên ăn gì và kiêng gì bạn nhé.

Người bệnh polyp túi mật nên cân nhắc khi lựa chọn thực đơn mỗi ngày

Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì là băn khoăn của nhiều người bệnh


Đa phần polyp túi mật là dạng lành tính, thậm chí có thể không cần điều trị nhưng sự có mặt của polyp dễ làm ứ trệ dịch mật, đồng thời ảnh hưởng tới chức năng cô đặc và co bóp để tống xuất dịch mật. Đây là lý do khiến hệ tiêu hóa của bạn trở nên “khó tính” từ khi có polyp trong túi mật. Nếu bạn ăn quá ít sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật do túi mật không được kích thích để tống đẩy dịch mật xuống ruột non. Nhưng chẳng may lỡ ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, bạn sẽ thấy ấm ách vùng hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu… Hơn nữa, những polyp có kích thước trên 1cm lại có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư. Vì vậy, muốn chung sống hòa bình với bệnh polyp túi mật, chắc chắn bạn phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về các thực phẩm nên ăn và nên tránh.

Người bị polyp túi mật nên ăn gì?

Người bệnh polyp túi mật vẫn nên ăn đầy đủ chất đạm, chất béo, chất bột và rau xanh để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng điều quan trọng là phải lựa chọn đúng thực phẩm để vừa khỏe mạnh vừa tốt cho bệnh polyp túi mật.

Rau củ quả, cá biển là những nguồn thực phẩm tốt người bệnh polyp túi mật nên ăn

Rau củ quả, cá biển là những nguồn thực phẩm tốt người bệnh polyp túi mật nên ăn

  • Chất đạm (protein): Nên lựa chọn các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gà bỏ da, cá biển hoặc bạn cũng có thể bổ sung protein thực vật bằng các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ,... lạc, quả óc chó, hạnh nhân 
  • Chất béo: Nhiều người sau khi biết polyp túi mật phần lớn được tạo thành từ cholesterol - bắt nguồn từ chất béo nên đã loại bỏ hoàn toàn chất này ra khỏi chế độ ăn. Đó là một sai lầm rất lớn, bởi thực tế chất béo có 2 loại là chất béo xấu chứa nhiều cholesterol LDL và chất béo tốt giàu omega - 3, omega - 6 giúp loại bỏ cholesterol, tốt cho bệnh polyp túi mật, xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ não. Một cách dễ dàng để bổ sung chất béo tốt là ăn nhiều cá biển (cá trích, cá mòi, cá hồi…), quả hạch (hạnh nhân, óc chó, hồ đào ), quả bơ, hạt lanh, đậu nành, dầu oliu…
  • Chất bột: Thay vì thói quen ăn cơm trắng, bạn có thể đa dạng hóa nguồn tinh bột bằng ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, vừng đen hay hạt kê..) để bổ sung chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol trong bữa ăn.
  • Rau xanh, trái cây tươi: Là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời là nguồn chất xơ quan trọng giúp cải thiện hiện tượng chậm tiêu, đầy trướng do bệnh polyp túi mật, giúp làm chậm hấp thu cholesterol. Một số rau củ quả bạn có thể tham khảo là rau chân vịt (rau bina), súp lơ xanh, củ cải đường, táo, cam, bưởi, dâu tây, …
  • Nên bổ sung các món dễ tiêu, chế biến kiểu luộc, hấp...

Bị polyp túi mật kiêng ăn gì là tốt nhất?

Thực tế, không có một chế độ kiêng khem tuyệt đối nào khi bị polyp túi mật, nhưng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm dưới đây:

Đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh là những thứ bạn nên hạn chế khi bị polyp túi mật

Đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh là những thứ bạn nên hạn chế khi bị polyp túi mật

  • Cà phê: Nhiều nghiên cứu cho thấy, cafein có trong cà phê, socola... nếu chỉ sử dụng với lượng vừa phải có thể giúp tăng tiết dịch mật. Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều (trên 2 ly mỗi ngày) có thể kích thích cơn đau túi mật và làm polyp tăng kích thước nhanh hơn.
  • Sữa: Bạn có thể không cần kiêng tuyệt đối nhưng nên uống sữa với lượng vừa phải, nhất là khi cảm thấy những cơn đau hạ sườn phải sau khi uống sữa. Và thay vì sử dụng sữa nguyên kem, sữa bò bạn nên lựa chọn các loại sữa đã tách kem (sữa gầy) và sữa hạt như sữa đậu nành cũng rất tốt.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Các loại đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, mỡ, da, nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó), lòng đỏ trứng... đều là những thực phẩm giàu cholesterol và chất béo, dễ làm đầy trướng bụng, khó tiêu, đau bụng và làm bệnh polyp túi mật tiến triển xấu đi. Đây là lý do vì sao bạn nên hạn chế các thực phẩm này nếu không muốn bệnh polyp túi mật trở nên tồi tệ hơn.
  • Rượu: Sử dụng nhiều hoặc thường xuyên rượu không mang lại lợi ích cho túi mật và ngay cả sự hoạt động của gan. Do đó, để hạn chế tác hại do loại đồ uống này gây ra, tốt nhất bạn nên bỏ qua hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại rượu

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ thống gan - mật

Chế độ ăn uống khoa học là điều hoàn toàn cần thiết để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ ung thư ở người bệnh polyp túi mật. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả điều trị, nhiều chuyên gia khuyến khích việc sử dụng các thực phẩm bổ sung tốt cho chức năng gan mật. Bởi các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã chứng minh 8 thảo dược truyền thống bao gồm: Sài hồ, Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác có khả năng tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa sự bão hòa cholesterol trong dịch mật (nguyên nhân gây dạng polyp túi mật thường gặp nhất). Vì vậy, bài thuốc chứa 8 vị thảo dược trên không chỉ hỗ trợ làm giảm đau, đầy trướng, khó tiêu do ứ mật, giúp thanh nhiệt, mát gan mà còn ngăn ngừa một số biến chứng của polyp túi mật.

Tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gallbladder-polyps#outlook

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật