Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ quá trình điều trị sỏi túi mật được hiệu quả hơn. Vậy, bị sỏi túi mật nên ăn gì và nên kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và xây dựng được chế độ dinh dưỡng tốt cho người bị sỏi túi mật.

kdk4-11-1.jpg

Biết được sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì giúp ngăn sỏi tăng kích thước

Người bị sỏi túi mật nên ăn gì?

Bổ sung những thức ăn lành mạnh cho người bị sỏi túi mật giúp hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng, biến chứng tốt hơn. Có thể kể đến như thực phẩm giàu chất xơ trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hay các thực phẩm chứa chất béo tốt.

Thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin

Chất xơ và vitamin có nhiều lợi ích tốt cho người bệnh sỏi túi mật. Trong khi chất xơ giúp làm giảm quá trình hấp thu cholesterol thì vitamin có tác dụng tăng cường sức khỏe.

Cụ thể, chất xơ và vitamin thường có trong những loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi, đậu lăng, đậu bắp,…
  • Các loại quả như dâu tây, quýt, cam, mâm xôi, lê,…
  • Các loại hạt như hướng dương, hồ đào, hạnh nhân, hạt bí,..
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nhóm thực phẩm chứa ít đường tinh luyện nhưng lại nhiều chất xơ, hạn chế làm tăng đường huyết, ngăn sỏi túi mật tăng kích thước.

Người bệnh nên bổ sung khoảng 30 – 40 gram chất xơ mỗi ngày, tương đương với 400 – 500 gam rau xanh và các loại hoa quả có đường fructose dễ hấp thu. Lưu ý, nên ăn trực tiếp và không chế biến trái cây hay rau xanh thành nước ép để tận dụng được tối đa nguồn chất xơ và vitamin.

Sữa ít béo giúp người bệnh sỏi túi mật có thêm dinh dưỡng trong quá trình điều trị

Người bị sỏi túi mật nên bổ sung chất xơ để giúp giảm hấp thu cholesterol tốt hơn

Thực phẩm có chất béo lành mạnh

Dung nạp quá nhiều chất béo là nguy cơ gây nên sỏi túi mật. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần chất béo để hấp thu các vitamin tan trong dầu. 

Do đó, để hỗ trợ điều trị sỏi túi mật, hãy sử dụng các loại thực phẩm có chất béo tốt như dầu đậu nành, dầu oliu, cá hồi, quả bơ, các loại hoạt như óc chó, vừng, hạnh nhân,…

Các loại sữa ít béo

Các loại sữa ít béo giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho người bệnh sỏi túi mật mà không làm tăng lượng cholesterol, tránh sỏi tăng kích thước. 

Những loại sữa ít béo có thể kể đến như sữa tách béo, sữa chua, sữa tách bơ, sữa tươi tách kem, sữa đậu nành, sữa gạo.

Bên cạnh sữa ít béo, người bệnh nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp cho cơ thể đào thải độc tố tốt hơn, giảm tình trạng tắc dịch mật.

KĐK-2202-004.jpg

Sữa ít béo giúp người bệnh sỏi túi mật có thêm dinh dưỡng trong quá trình điều trị

Đạm thực vật

Chất đạm thực vật sẽ giúp ngăn ngừa thoái hóa mỡ tế bào gan cũng như hạn chế lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể, ngăn sỏi túi mật tăng kích thước.

Đạm thực vật có nhiều ở các loại thực phẩm như hạt mè, hạt hướng dương, đậu nành hoặc những loại đậu khác (nên nấu nhừ để không bị cảm giác đầy bụng).

Xem thêm: 

Nên ăn uống gì để tan sỏi mật? [Chuyên gia giải đáp]

Người bệnh sỏi mật nên uống lá gì để tan sỏi, hết đầy trướng?

Người bị sỏi túi mật kiêng ăn gì?

Ngoài vấn đề người bị sỏi túi mật nên ăn gì thì câu hỏi bệnh sỏi túi mật kiêng ăn gì cũng hết sức quan trọng. Cụ thể, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm chứa cholesterol động vật (da, nội tạng, mỡ, lòng đỏ trứng), các thực phẩm giàu chất béo như sữa, thức ăn nhanh hay các chất kích thích tiêu hoá.

Chất béo bão hòa

Đây chắc chắn là nhóm thực phẩm đầu tiên cần được liệt kê để trả lời cho câu hỏi bị sỏi túi mật nên kiêng ăn gì. Khi ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng kích thước sỏi và gây ra các cơn đau túi mật ở người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên ăn tối đa 200 mg cholesterol/ngày đối với bệnh nhân bị sỏi mật.

Chất béo bão hòa thường có trong các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, những loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt gia cầm, bơ, phomat, các loại sữa nguyên chất.

Xem thêm: Người bệnh sỏi mật có nên ăn trứng không? [Tư vấn chuyên gia]

Chất béo bão hoà chắc chắn cần được liệt kê đầu tiên khi hỏi sỏi túi mật nên kiêng gì

Chất béo bão hoà chắc chắn cần được liệt kê đầu tiên khi hỏi sỏi túi mật nên kiêng gì

Các thực phẩm có đường, tinh bột tinh chế

Nhiều người bệnh đều bất ngờ khi hỏi sỏi túi mật không nên ăn gì và nhận được lời khuyên là các thực phẩm có đường, tinh bột tinh chế.

Cụ thể, người bệnh sỏi túi mật nên hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế (kẹo, bánh quy, kem, các loại bánh ngọt,…) vì chúng sẽ làm tăng đường huyết - tác nhân gián tiếp làm tăng kích thước sỏi.

Thực phẩm dễ kích thích đường tiêu hóa

Các loại thực phẩm dễ gây kích thích đường tiêu hóa bao gồm các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,… các loại đồ uống như bia, rượu, bia, trà, nước ngọt… có thể làm triệu chứng bệnh sỏi túi mật trở nên nghiêm trọng hơn.

Để nhận được tư vấn về cách tan sỏi tại nhà không mổ và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với bản thân, hãy trực tiếp liên hệ chia sẻ tình trạng bệnh với chuyên gia gan mật 10 năm kinh nghiệm qua số hotline 0981.238.218

ĐT-218.jpg

Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì để không đau, đầy trướng?

Lời khuyên cho bệnh nhân bị sỏi mật để tan sỏi tốt hơn

Ngoài việc nắm rõ các thực phẩm nên ăn, nên kiêng, khi xây dựng chế độ ăn cho người bị sỏi túi mật, bạn cũng cần lưu ý về cách chế biến. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ. Nếu sử dụng hình thức chế biến này, cần sử dụng thêm giấy thấm dầu để loại bỏ được lượng dầu nhiều nhất có thể.
  • Ưu tiên chế biến món ăn bằng phương pháp hấp, luộc hoặc nướng.
  • Đối với cách chế biến bằng phương pháp hầm, nên lược bỏ phần bọt chất béo nổi trên bề mặt món ăn trong quá trình nấu.
  • Hạn chế số lượng muối, chỉ nên dùng dưới 6g/ngày.

Trên thực tế, việc thay đổi chế độ ăn ít có tác dụng làm tan sỏi mà chủ yếu chỉ giúp hạn chế quá trình tăng kích thước sỏi túi mật, giảm các triệu chứng. Vì thế để làm tan sỏi túi mật cũng như hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên tham khảo các giải pháp khác như bổ sung thêm thảo dược.

Trong đó, 8 loại thảo dược bao gồm Chi tử, Nhân trần, Uất kim, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả đối với người bệnh sỏi túi mật. Sử dụng phối hợp 8 loại thảo mộc này giúp hỗ trợ bào mòn sỏi túi mật, giảm các chứng chậm tiêu, đau bụng do sỏi gây ra cho người bệnh.

TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) đánh giá cao hiệu quả làm tan sỏi túi mật của bài thuốc 8 thảo dược quý

Giải đáp một số câu hỏi về chế độ ăn cho người sỏi túi mật

Sỏi bùn túi mật nên ăn gì?

Sỏi bùn túi mật dễ gây viêm và rất nhanh tăng kích thước, do đó chế độ ăn cho đối tượng này cần được chú ý hơn sỏi dạng viên. Cụ thể, người bệnh sỏi bùn túi mật nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu chất xơ hoà tan khác như ngũ cốc nguyên hạt để làm chậm quá trình sỏi tăng kích thước.

Xem thêm: Viêm sỏi túi mật nên ăn gì để giảm đau, đầy trướng?

Sỏi bùn túi mật kiêng ăn gì?

Tương tự như sỏi túi mật nói chung, người bệnh sỏi bùn túi mật cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo động vật như da và nội tạng, thịt bò, thịt trâu, lòng đỏ trứng, sữa béo, thực phẩm giàu đường và tinh bột tinh chế; thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, rượu bia và chất kích thích...

Sau mổ sỏi túi mật nên ăn gì?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu việc cắt sỏi túi mật thực chất là cắt bỏ toàn bộ túi mật, chứ không phải mở túi mật lấy sỏi. Việc loại bỏ hoàn toàn một bộ phận chắc chắn sẽ gây ra rối loạn nhất định. 

Vì thế, sau khi không còn túi mật, bạn nên ăn những món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…, bổ sung từ từ thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm chứa chất béo tốt từ thực vật để tránh tăng gánh nặng lên hệ tiêu hoá.

Trong giai đoạn nhạy cảm ngay sau mổ, bạn nên bổ sung tăng dần lượng chất xơ và chất béo tốt Trường hợp gặp triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… đừng vội vàng cố gắng bổ sung thật nhiều chất xơ vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Hãy giảm lượng chất xơ hiện tại và tăng dần lên theo đáp ứng của cơ thể. 

Khi sức khoẻ đã ổn định, hãy đảm bảo xây dựng chế độ ăn với 50% là chất xơ, 25% đạm và 25% tinh bột.

Mổ sỏi túi mật kiêng ăn gì?

Việc biết được cắt sỏi túi mật kiêng ăn gì sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục, hạn chế rối loạn hoạt động gan mật. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng nhất cho người bệnh về vấn đề cắt sỏi mật kiêng ăn gì:

  • Ngay sau khi mổ, bạn nên kiêng hoàn toàn chất béo để tránh tạo gánh nặng lên gan mật. 
  • Sau khi ra viện, bạn có thể bắt đầu bổ sung chất béo thực vật vào khẩu phần ăn hàng ngày thay cho chất béo động vật. Nên tránh xa rượu bia và chất kích thích gây hại cho chức năng gan.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì hay mổ sỏi mật kiêng ăn gì. Việc biết được sỏi túi mật nên ăn uống gì tuy không thể giúp tan sỏi nhưng chắc chắn vẫn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn sỏi tăng kích thước và phòng ngừa triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra. Người bệnh nên kết hợp luyện tập thể thao từ 30 – 45 phút/ngày, 5 ngày/tuần cùng chế độ ăn uống, sử dụng thảo dược để điều trị bệnh sỏi túi mật hiệu quả hơn. 

Xem thêm

Tổng hợp cách chữa sỏi mật: Nên uống thuốc hay phẫu thuật?

Sỏi mật uống gì? Các thuốc trị sỏi mật hiệu quả, ngăn sỏi tái phát

Sỏi túi mật uống gì hết sỏi, giảm đau nhanh?

 

Tài liệu tham khảo: medicinenet.com, patient.info, niddk.nih.gov

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật