Hình ảnh sỏi mật chỉ được quan sát trên siêu âm hoặc sau phẫu thuật/ can thiệp, không thể nhận biết nếu đào thải tự nhiên. Bài viết sau đây không chỉ giúp bạn có thêm góc nhìn về hình ảnh sỏi mật mà còn giúp giải đáp một số băn khoăn thường gặp nhất về bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hình ảnh sỏi mật như thế nào là mối quan tâm của nhiều người bệnh
Hình ảnh sỏi mật
Hiện nay, người bệnh có thể quan sát hình ảnh sỏi mật dưới 2 hình thức sau:
- Trên siêu âm: Chủ yếu là bác sĩ có chuyên môn mới quan sát được vị trí, kích thước của viên sỏi và dự kiến rủi ro sỏi có thể gây ra dựa vào chức năng gan, túi mật của người bệnh.
Hình ảnh sỏi túi mật trên siêu âm có bóng cản khổng lồ
Hình ảnh sỏi túi mật trên siêu âm có đuôi sao chổi
Hình ảnh sỏi mật nhiều viên phát tán trong túi mật
- Sau khi đã phẫu thuật cắt túi mật/ can thiệp lấy sỏi mật: Người bệnh có thể quan sát nguyên vẹn hình ảnh sỏi mật, từ số lượng, kích thước, màu sắc của sỏi.
Hình ảnh sỏi mật sau khi đã cắt toàn bộ túi mật
Cũng là hình ảnh sỏi lấp đầy túi mật, dạng sỏi cholesterol
Hình ảnh sỏi đường mật trong gan được quan sát sau khi laser tán sỏi, lấy sỏi và làm sạch đường mật
Với những giải pháp tan sỏi mật từ thảo dược, người bệnh gần như không thể quan sát được hình ảnh sỏi mật. Đó là do sỏi cần được làm mềm trước khi theo dòng chảy dịch mật và đổ ra ngoài theo đường phân, lúc đó sỏi đã thành dạng bùn và lẫn trong chất thải tiêu hóa của cơ thể nên không thể tách ra và quan sát được.
Vì thế, người bệnh cần hết sức thận trọng trước những thông tin dùng dầu ô liu, chanh, muối, sung… có thể thấy sỏi mật thải ra ngoài to bằng ngón tay cái hoặc là sỏi mật thải ra ngoài theo đường tiểu. Đây đều là những thông tin sai sự thật, không chính xác và có thể gây rủi ro cho sức khỏe nếu áp dụng trong thời gian dài.
Một số băn khoăn thường gặp về bệnh sỏi mật
Ngoài hình ảnh sỏi mật, sau đây là 3 băn khoăn thường gặp nhất của người bệnh.
Nguyên nhân bị sỏi mật là gì?
Có 3 nguyên nhân chính khiến sỏi mật hình thành, đó là:
- Suy giảm chức năng gan: Khiến chất lượng dịch mật giảm sút, dư thừa cholesterol hoặc bilirubin khiến dịch mật dễ vón tụ tạo thành sỏi mật. Thường gặp ở người hay sử dụng rượu, bia và chất kích thích, người mắc bệnh tại gan như viêm gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ; người cao tuổi thường xuyên sử dụng thuốc Tây y gây hại cho chức năng gan…
- Giảm vận động đường mật, giảm co bóp túi mật: Làm giảm lưu thông dịch mật, khiến thiếu dịch mật đi tiêu hóa chất béo và dịch mật ứ đọng lâu một chỗ tạo thành nhân sỏi. Thường gặp ở người ít vận động, người hay nhịn ăn sáng, người đã can thiệp lấy sỏi mật nhiều lần…
- Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Trứng và xác giun sán ngược dòng đường mật sẽ tạo thành nhân sỏi mật, rất khó bào mòn. Thường gặp ở người không tuân thủ ăn chín uống sôi, hay ăn các món tái chín, rau sống…
Sỏi túi mật có tự hết không?
99% sỏi túi mật không thể tự hết, chỉ có 1% sỏi túi mật dạng bùn hình thành ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể tự hết. Đặc biệt, sỏi mật có đặc tính tăng kích thước âm thầm theo thời gian, ít biểu hiện triệu chứng nhưng lại gây biến chứng bất ngờ. Do đó, lời khuyên cho bệnh nhân bị sỏi mật là ngay từ khi phát hiện có sỏi, dù sức khỏe vẫn tốt thì cũng không nên chủ quan mà cần tích cực điều trị.
Chuyên gia đưa ra 4 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi mật
Cách đẩy sỏi mật ra ngoài từ thảo dược có nghiên cứu
Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc tốt cho gan mật và hỗ trợ điều trị sỏi mật. Nổi bật trong số đó là sự kết hợp của 8 thảo dược quý sau: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Cụ thể, trong Tạp chí Gan mật năm 2012 có nói về hiệu quả với bệnh sỏi mật của 8 thảo dược này như sau:
- Uất kim: Có hoạt chất Curcumin kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm tăng vận động đường mật, hạn chế nguy cơ tạo sỏi, giảm triệu chứng bệnh sỏi mật.
- Chi tử: Kháng viêm, giảm đau, lợi mật, thường được dùng với Nhân trần trong điều trị viêm gan cấp.
- Hoàng bá: Giúp giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh.
- Sài hồ: Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp điều hòa lại chức năng gan.
- Nhân trần: Giúp thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, tăng cường chức năng gan, giảm đau và chống viêm. Chủ trị các chứng hoàng đản (vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng).
- Diệp hạ châu: Tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, tiêu viêm.
- Chỉ xác: Giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu.
- Kim tiền thảo: Tác dụng bài sỏi, dùng chữa sỏi mật, tăng khả năng bài tiết dịch mật từ tế bào gan, kháng viêm làm giảm nguy cơ tạo sỏi mật.
Nhờ đó, khi sử dụng kiên trì bài thuốc 8 thảo dược này sẽ tác động trực diện vào 3 nguyên nhân chính gây ra sỏi mật. Thực tế, nhiều người bệnh sỏi mật đều phản hồi rằng họ thấy cải thiện tích cực, từ việc giảm kích thước sỏi mật, cải thiện triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do sỏi; ngăn biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật và phòng ngừa sỏi tái phát sau phẫu thuật/ can thiệp.
8 thảo dược là giải pháp uy tín cho người bị sỏi mật
Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về hình ảnh sỏi mật và giải đáp một số băn khoăn thường gặp nhất về bệnh. Hãy chủ động chắt lọc thông tin điều trị chính thống, có nghiên cứu để nâng cao hiệu quả điều trị, chớ chủ quan vì sỏi mật sẽ gây ra những biến chứng hết sức nặng nề cho sức khỏe của bạn.
Dược sĩ Thảo Ngọc