Bạn có biểu hiện đau bụng dữ dội, ăn không ngon, buồn nôn,... Đó có phải dấu hiệu mắc sỏi túi mật.  Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân gây sỏi túi mật và lời khuyên về cách phòng ngừa hiệu quả.

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong đường mật: trong túi mật, cổ túi mật, ống dẫn mật chủ, ngã ba mật tụy...

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong đường mật: trong túi mật, cổ túi mật, ống dẫn mật chủ, ngã ba mật tụy...

Biểu hiện khi mắc sỏi túi mật

Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. 80% sỏi mật không gây ra triệu chứng. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể hoàn toàn bình thường, không có biểu hiệu đau và tình cờ phát hiện ra khi bác sĩ thăm khám. Nếu bạn gặp những biểu hiện dưới đây, đừng chủ quan:

Biểu hiện đau

Xảy ra khi sỏi mật ngăn chặn sự di chuyển của mật từ túi mật. Sỏi mật có thể dẫn đến đau ở vùng bụng trên bên phải. Thỉnh thoảng bạn có thể bị đau túi mật khi bạn ăn thực phẩm có nhiều chất béo, chẳng hạn như thực phẩm chiên rán. Cơn đau thường không kéo dài hơn một vài giờ.

Các vấn đề về tiêu hóa

Bạn chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn hoặc táo bón, tiêu chảy… đó là vấn đề tiêu hóa bạn gặp phải khi mắc sỏi mật. Các biểu hiện này thường khiến bạn nhầm lẫn với đau dạ dày. Uống thuốc đau dạ dày càng khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Sốt - dấu hiệu của nhiễm khuẩn

Khi nhiễm khuẩn đường mật, người bệnh sỏi mật có thể bị sốt (sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài).  Đây là một trong những biến chứng thường gặp do sỏi mật gây ra.

Vàng da xuất hiện do tắc mật

Sỏi túi mật ít khi gây vàng da, tuy nhiên khi sỏi di chuyển vào những vị trí hẹp trong đường mật thì nó dễ gây ứ tắc mật, biểu hiện  vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng.

 

Nguyên nhân bị sỏi túi mật

Sỏi mật tạo thành là do sự mất cân bằng trong cấu trúc của mật bên trong túi mật. Mật là một chất lỏng do gan sản xuất để giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn, được dự trữ trong túi mật. Sỏi mật có thể hình thành nếu:

Quá nhiều cholesterol trong mật của bạn

Cholesterol là một chất béo trong mật. Khi có quá nhiều cholesterol, chúng sẽ bị kết tủa, tạo thành những khối rắn như đá (sỏi viên) hoặc ở dạng nhầy như bùn (sỏi bùn túi mật). 80% sỏi túi mật ở dạng sỏi cholesterol.

Quá nhiều bilirubin trong mật của bạn

Bilirubin được sản xuất khi gan của bạn phá hủy các tế bào máu. Nguyên nhân nào đó gây tổn thương gan và rối loạn mạch máu, khiến gan sản xuất nhiều bilirubin hơn mức cần thiết. Sỏi hình thành khi túi mật của bạn không thể tiêu hóa lượng bilirubin dư thừa gọi là sỏi  sắc tố mật. Những viên đá cứng này thường có màu nâu sẫm hoặc đen.

Mật cô đặc do túi mật đầy

Túi mật của bạn cần tống mật đi hết để khỏe mạnh và hoạt động đúng. Nếu túi mật đầy, mật trở nên quá cô đặc, khiến sỏi hình thành.

Đối tượng nào dễ bị sỏi túi mật “hỏi thăm”?

Sỏi túi mật sẽ phổ biến hơn nếu bạn là một trong những đối tượng sau:

  • Là nữ, đặc biệt nếu bạn đã có con, đang uống thuốc kết hợp, hoặc đang điều trị estrogen liều cao.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Từ 40 tuổi trở lên: bạn càng lớn tuổi, bạn càng có nhiều khả năng hình thành sỏi mật.
  • Mắc các bệnh lý về gan mật:  như xơ gan, viêm đường mật xơ cứng tiên phát hoặc  ứ mật sản khoa.
  • Hội chứng ruột kích thích: khiến cơ thể tái hấp thu muối mật kém, làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.
  • Gen di truyền: người thân của bạn mắc sỏi túi mật cũng là nguy cơ khiến bạn mắc phải.
  • Giảm cân đột ngột: bằng một chế độ ăn kiêng thiếu cân đối hoặc phẫu thuật giảm cân
  • Sử dụng thuốc: kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc thuốc hạ mỡ máu… thì có nguy cơ cao mắc sỏi mật.

Cách điều trị sỏi túi mật

Kế hoạch điều trị sỏi mật phụ thuộc vào các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, bạn chỉ cần theo dõi tích cực, kiểm tra thường xuyên. Nên đi gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Khi bạn có các triệu chứng đau, biểu hiện bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa sỏi mật hiệu quả

Các cụ đã có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đừng “đợi nước đến chân mới nhảy”, phòng ngừa sỏi túi mật ngay hôm nay để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ ăn uống khoa học

- Ăn đủ bữa: Không nên nhịn đói hoặc bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì thói quen này là “thủ phạm”

khiến bạn mắc sỏi túi mật. Nên cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa.

 - Dinh dưỡng hợp lý: nên có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng. Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

- Uống đủ nước: Viện Dinh Dưỡng quốc gia khuyến cáo người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước/ ngày

Hạt đậu phộng hoặc hạt điều giúp giảm nguy cơ sỏi mật

Hạt đậu phộng hoặc hạt điều giúp giảm nguy cơ sỏi mật

Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thường xuyên để kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì.

Thường xuyên tập thể dục với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng trong khoảng 30 mỗi ngày, hạn chế ngồi nhiều.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Khuyến cáo 6 tháng 1 lần, bạn nên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện sớm các hiệu sỏi túi mật để điều trị kịp thời.

Sử dụng thảo dược tốt cho gan mật

8 thảo dược quý : uất kim, chi tử, sài hồ, hoàng bá, kim tiền thảo, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác không còn xa lạ đối với chúng ta. Đôi khi những cây cỏ “nhỏ bé” nhưng đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Các thảo dược kết hợp lại với nhau, tác dụng lên toàn bộ hệ thống gan mật, tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa nguy cơ hình thành sỏi và biến chứng nguy hiểm. 8 thảo dược quý trên đã được kiểm chứng trên lâm sàng, được các bác sĩ viện 103 đánh giá cao về hiệu quả tác động lên gan mật của nó.

Sỏi túi mật bệnh gan mật rất thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân gây sỏi túi mật là sự hội tụ của nhiều yếu tố. Bạn nên chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc sỏi túi mật.

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/gallstones#causes

https://www.nhs.uk/conditions/gallstones/prevention/

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật