Sỏi túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Sỏi không gây triệu chứng thì không đáng lo ngại, bạn có thể chung sống hòa bình với sỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đầy trướng, nôn, sốt, vàng da... thì hãy cẩn thận vì lúc đó sỏi túi mật đã gây biến chứng nguy hiểm và cần phải điều trị kịp thời.
Biến chứng sỏi túi mật nguy hiểm hơn bạn nghĩ!
Sỏi túi mật nếu không gây đau, không có triệu chứng gì thì không nguy hiểm nhưng khi sỏi di chuyển, cọ xát lên thành túi mật, kẹt ở cổ túi mật hoặc gây tắc nghẽn đường mật, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Sau đây là 5 biến chứng thường gặp nhất do sỏi túi mật gây ra:
Viêm túi mật
Viêm túi mật chiếm khoảng 20% các trường hợp sỏi gây biến chứng, phần lớn là viêm túi mật cấp tính. Nguyên nhân thường do sỏi cọ xát gây tổn thương thành túi mật hoặc sỏi bị kẹt ở cổ túi mật gây tắc nghẽn dịch mật và dẫn đến tình trạng viêm túi mật. Viêm túi mật cấp tính có kèm nhiễm khuẩn thường gây đau liên tục ở hạ sườn phải, sốt cao, buồn nôn. tim đập nhanh… Các trường hợp viêm túi mật cấp nếu không được điều trị triệt để sẽ chuyển sang viêm túi mật mạn tính. Đặc biệt, một số trường hợp nặng viêm túi mật cấp có thể đe dọa vỡ túi mật, hoại tử túi mật… đặt người bệnh trong tình trạng cấp cứu.
Sỏi kẹt ở cổ túi mật gây ứ trệ dịch mật, viêm túi mật cấp tính
Hoại tử túi mật, viêm phúc mạc
Khi túi mật bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra các ổ apxe. Bên cạnh đó, sỏi gây ứ trệ dịch mật tại túi mật, làm thành túi mật bị giãn ra, nếu giãn quá nhanh có thể làm đứt các mạch máu. Túi mật bị thiếu máu nuôi dưỡng kết hợp với tình trạng viêm, nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ dần bị hoại tử theo thời gian. Hậu quả tồi tệ nhất là thủng hoặc vỡ túi mật, dịch mật lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm đường mật
Khi túi mật co bóp, sỏi có thể di chuyển từ túi mật xuống ống mật chủ và gây cọ xát, tắc nghẽn đường mật. Thêm vào đó, các vi khuẩn, vi sinh vật từ ruột non có thể đi ngược lên đường mật và gây viêm tại vị trí có sỏi. Viêm đường mật cũng có các triệu chứng giống như viêm túi mật. Tuy nhiên, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị tốt thì tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 75%.
Viêm tụy
Trong trường hợp sỏi túi mật di chuyển nhiều và vô tình kẹt ở vị trí ngã ba đường mật tụy sẽ gây tắc nghẽn dịch tụy. Các enzym tiêu hóa trong dịch tụy bị ứ đọng lại, tích tụ ở tụy ngày càng nhiều gây tổn thương và viêm tụy. Viêm tụy cấp là biến chứng rất nguy hiểm, gây đau bụng đột ngột và dữ dội vùng thượng vị kèm theo sốt, nôn mửa, nhịp tim nhanh… người bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn huyết
Khi bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn trong túi mật hay đường mật có thể thâm nhập vào máu và lây lan ra khắp cơ thể, gây viêm nhiễm và hình thành ổ áp xe tại các cơ quan khác. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ thể.
Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật gây biến chứng
Sốt cao là dấu hiệu của biến chứng sỏi túi mật có nhiễm khuẩn
Nhận biết sớm các biến chứng do sỏi mật sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu được nhiều rủi ro và hậu quả sau này. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà bạn cần lưu ý:
- Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ
- Buồn nôn, nôn
- Sốt cao, ớn lạnh, vã mồ hôi
- Vàng da (trường hợp sỏi gây tắc ống mật chủ). Sỏi túi mật đơn thuần hiếm khi gây vàng da.
Cách điều trị và phòng ngừa biến chứng sỏi túi mật
Tùy vào từng biến chứng mà người bệnh gặp phải, biến chứng cấp tính hay mạn tính, mức độ nguy hiểm nhiều hay ít mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc điều trị
Khi gặp phải biến chứng do sỏi mật, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh... để giảm co thắt, giảm phù nề đường mật và tiêu diệt vi khuẩn, từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, nôn, sốt… Nếu chỉ bị viêm túi mật, viêm đường mật nhẹ, người bệnh thể thể chỉ cần dùng thuốc và được ra viện ngay khi hết triệu chứng. Tuy nhiên, với các biến chứng cấp tính thì việc sử dụng thuốc điều trị chỉ là bước ban đầu giúp ổn định sức khỏe cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật.
Can thiệp, phẫu thuật
Phần lớn các trường hợp sỏi túi mật gây biến chứng đều phải thực hiện can thiệp, phẫu thuật, trừ khi biến chứng không quá nguy hiểm và người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Hầu hết người bệnh đều phải phẫu thuật cắt túi mật, nếu sỏi lọt xuống đường mật thì có thể cần phải thực hiện thêm can thiệp nội soi mật - tụy ngược dòng để lấy sỏi. Tuy nhiên, do sỏi túi mật là bệnh có yếu tố cơ địa nên ngay cả khi đã cắt bỏ túi mật, sỏi vẫn có khả năng tái phát tại các vị trí khác trong đường mật.
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật cắt túi mật thường dùng hiện nay
Giải pháp từ thảo dược
Ngoài việc sử dụng thuốc và can thiệp, phẫu thuật để loại bỏ sỏi túi mật và cải thiện biến chứng một cách nhanh chóng thì về lâu dài, bạn vẫn cần có một giải pháp hỗ trợ giúp giảm nhẹ tình trạng đau bụng, đầy trướng, rối loạn tiêu hóa… sau phẫu thuật và ngăn ngừa tái phát sỏi. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy, 8 thảo dược truyền thống bao gồm Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác có tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: giúp bài sỏi, tăng cường chức năng gan, lợi mật, kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa biến chứng và ngăn sỏi mật tái phát. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy 8 loại thảo dược này trong các sản phẩm hỗ trợ dạng viên nang rất tiện dụng.
Sỏi túi mật sẽ quá không nguy hiểm nếu bạn hiểu rõ về bệnh, chủ động thăm khám, điều trị và các biến chứng sỏi mật ngay từ giai đoạn sớm.