Viêm túi mật cấp là căn bệnh đường tiêu hóa cấp tính xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Viêm túi mật cấp - nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm túi mật cấp nhưng hơn 90% nguyên nhân là do sỏi mật.

Theo chu kỳ co bóp túi mật, sỏi có thể di chuyển đến phần miệng ống của túi mật (đoạn ống nối với túi mật với đường dẫn mật chính) gây ra sự tắc nghẽn khiến cho dịch mật bị ứ đọng và làm tăng áp lực trong túi mật. Hậu quả của việc này chính là làm cho túi mật bị viêm, thành túi mật bị tổn thương, ước tính khoảng 20% trường hợp bị viêm túi mật sẽ kèm theo tình trạng bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng viêm túi mật cấp tính như nhiễm khuẩn E. coli, nhiễm trùng huyết, ung thư, xơ hóa hoặc tắc ống mật chủ dẫn đến tắc ống túi mật; hẹp cơ vòng Oddi, nhú Vater hay do chấn thương.

90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật

90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật

Dấu hiệu nhận biết viêm túi mật cấp tính

Các dấu hiệu của viêm túi mật cấp diễn ra rất dữ dội, đôi khi khiến cho người bệnh đứng ngồi không yên chẳng hạn như:

- Đau quặn vùng mạn sườn phải, lan sang vùng thượng vị hoặc ra sau lưng, lên vai phải. Trong cơn đau thường kèm theo buồn nôn, nôn ói do phản xạ của cơ thể.

- Sốt, thậm chí sốt cao đến 39 - 40 độ C

- Kèm theo đó là dấu hiệu Murphy (+) khi bác sĩ thăm khám

- Một số ít khác có thể kèm theo vàng da, tắc mật do viêm nặng làm tắc nghẽn đường mật chính.

Viêm túi mật cấp gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm túi mật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thành túi mật bị viêm phù nề, chèn ép gây tắc mật và làm túi mật căng to quá kích thước bình thường mang lại cảm giác đau đớn (cơn đau quặn gan, quặn mật).

Không những thế, dịch mật tích tụ lâu trong túi mật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo ra các nguy cơ nhiễm trùng phúc mạc.

Đặc biệt, nếu viêm mủ túi mật diễn ra và không điều trị thì trong khoảng thời gian từ 48 - 72h sau túi mật có nguy cơ hoại tử và bị thủng. Khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, có thể tử vong. Một số người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm tắc động mạch thì nguy cơ gặp biến chứng nặng do viêm túi mật cấp cao hơn gấp nhiều lần bình thường.

Viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời

Viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời

Cần làm gì khi viêm túi mật cấp tính?

Những triệu chứng của viêm túi mật cấp tính đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về đường tiêu hóa vì thế nếu có các dấu hiệu như đau quặn liên tục vùng mạn sườn phải, sốt cao, buồn nôn… thì cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm túi mật cấp gồm chỉ định điều trị nội khoa trì hoãn để mổ theo chương trình hoặc phẫu thuật cấp cứu cắt túi mật.

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi, không ăn uống, đặt ống thông mũi dạ dày để để tránh cho túi mật bị co thắt
  • Chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống co thắt như atropin papaverin để giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Nếu bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh.

Sau điều trị ban đầu, tình trạng viêm túi mật cấp tính có thể cải thiện sau vài ngày, sau đó tùy tình trạng bệnh các bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật theo chương trình.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cấp cứu cắt túi mật được chỉ định khi viêm túi mật cấp đe dọa vỡ túi mật, viêm túi mật hoại tử. Còn phẫu thuật theo chương trình thường được áp dụng khi đã điều trị nội khoa ổn định. Có 2 phương pháp phẫu thuật cắt túi mật gồm mổ nội soi hoặc mổ hở cắt túi mật, tùy vào tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp nhất.

Chế độ ăn uống phòng tránh viêm túi mật cấp

Đề phòng bệnh viêm túi mật, cần phải làm theo những nguyên tắc sau trong sinh hoặc và dinh dưỡng:

- Chế độ ăn ít chất béo, tránh ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu.

- Ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh, trái cây.

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, điều trị viêm túi mật

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, điều trị viêm túi mật

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cho sự lưu thông của đường mật.

- Chú ý tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.

Đồng thời kết hợp sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược như Tpbvsk Kim Đởm Khang để giúp tăng lưu thông dịch mật, bào mòn sỏi, giảm đau viêm, đầy trướng, ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật.

Đúng như tên gọi, viêm túi mật cấp là tình trạng bệnh cấp cứu vì thế bản thân người bệnh khi có các dấu hiệu bất chợt như đau dữ dội vùng sườn phải, sốt cao, nôn ói... thì không nên chủ quan. Tốt nhất nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh để chủ động phòng bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Tham khảo:

http://bvtrungvuong.vn/LinkClick.aspx?fileticket=ocphmtoOWNg%3D&tabid=74

https://cih.com.vn/khoa-noi-khoa-ngoai/1038-cung-nhan-biet-ve-viem-tui-mat.html

https://hellobacsi.com/benh/viem-tui-mat-cap-tinh/

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật